Trao đổi về Chuẩn mực kế toán Việt Nam trên khía cạnh tài sản cố định

Trao đổi về Chuẩn mực kế toán Việt Nam trên khía cạnh tài sản cố định

Việc áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)/Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ những tồn tại của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý.
Kế toán tài sản sinh học trong hoạt động nông nghiệp theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Kế toán tài sản sinh học trong hoạt động nông nghiệp theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú. Việc theo dõi, ghi nhận tài sản sinh học liên quan tới các hoạt động nông nghiệp đang có sự khác biệt giữa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết nghiên cứu những lợi ích và khó khăn của kế toán tài sản sinh học trong hoạt động nông nghiệp theo định hướng vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý) và đưa ra những kiến nghị, trao đổi về vấn đề này.
Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam - rào cản và giải pháp

Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam - rào cản và giải pháp

Nghiên cứu nhằm nhận diện rõ thực trạng vận dụng giá trị hợp lý hiện nay trong các doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên sàn giao dịch TP. Hồ Chí Minh, các tồn tại bất cập trong việc chuyển đổi từ việc vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng giá trị hợp lý (GTHL) trong thời gian tới.
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Vướng mắc và đề xuất giải pháp

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Vướng mắc và đề xuất giải pháp

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập và áp dụng Chuẩn mực chung về IFRS. Bài viết nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam áp dụng hiệu quả IFRS trong thời gian tới.
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế  ở các nước và lộ trình thực hiện tại Việt Nam

Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở các nước và lộ trình thực hiện tại Việt Nam

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) giúp cho thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp minh bạch và có độ tin cậy cao, tăng khả năng so sánh trên phạm vi toàn cầu và là cơ sở để nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa ra các quyết định kinh doanh.
Để áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế thành công trong doanh nghiệp Việt Nam

Để áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế thành công trong doanh nghiệp Việt Nam

Việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) không chỉ đem lại lợi ích cho kinh tế Việt Nam mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và người sử dụng báo cáo tài chính. Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện nay, trên thế giới có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93%) tuyên bố chính thức về việc áp dụng IFRS với các hình thức khác nhau. Trong đó, 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu bắt buộc sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các đơn vị lợi ích công chúng trong nước.
Từ sau năm 2025, bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Từ sau năm 2025, bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được đề cập cụ thể tại Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam. Theo đó, việc áp dụng IFRS tự nguyện sẽ bắt đầu từ năm 2022 đến năm 2025 và áp dụng bắt buộc đối với một số đối tượng kể từ sau năm 2025.