Nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

Nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) là hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì các mục đích từ thiện và nhân đạo. Thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) sẽ mang đến nhiều lợi ích, giúp quảng bá thương hiệu, tạo dựng niềm tin đối với công chúng và tăng lợi thế cạnh tranh cho DN. Mặc dù vậy, không phải DN nào tại Việt Nam cũng tuân thủ đạo đức trong kinh doanh, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội. Xuất phát từ thực tế thực hiện trách nhiệm của mình với xã hội của các DN Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao ý thức, hỗ trợ các DN Việt Nam thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm lãnh đạo và những tác động đối với đạo đức kinh doanh, ý thức doanh nghiệp

Trách nhiệm lãnh đạo và những tác động đối với đạo đức kinh doanh, ý thức doanh nghiệp

Lãnh đạo là yếu tố đóng vai trò quyết định trong hầu hết các hoạt động, cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo có trách nhiệm, việc định hướng đạo đức kinh doanh và nâng cao ý thức doanh nghiệp có điều kiện được thực thi hiệu quả. Trách nhiệm sẽ thúc đẩy lãnh đạo thực hành định hướng đạo đức kinh doanh theo các chuẩn mực xã hội và tăng cường kiểm soát các chính sách về nâng cao ý thức doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội để hoạt động tốt và nâng cao vị thế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững. Trong khi đó, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế. Việc nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của mình, DN Việt Nam sẽ phát triển bền vững, ngày càng có thêm nhiều sản phẩm mang thương hiệu, trí tuệ và con người Việt Nam.