Tác động độ mở thương mại tới ổn định lạm phát tại các quốc gia châu Á

Tác động độ mở thương mại tới ổn định lạm phát tại các quốc gia châu Á

Nghiên cứu đánh giá tác động của độ mở thương mại đến ổn định kinh tế thông qua dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng Thế giới tại 20 quốc gia châu Á. Nghiên cứu tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy - ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi độ mở thương mại có tác động tiêu cực đối với ổn định lạm phát của các quốc gia châu Á. Qua đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý Chính phủ cần thực hiện các biện pháp quản lý giá để kiểm soát giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước. Điều này có thể bao gồm giám sát và kiểm soát giá cả, hạn chế tăng giá không hợp lý và tăng cường quản lý đầu tư.
Tác động độ mở thương mại tới ổn định lạm phát tại các quốc gia châu Á

Tác động độ mở thương mại tới ổn định lạm phát tại các quốc gia châu Á

Nghiên cứu đánh giá tác động của độ mở thương mại đến ổn định kinh tế thông qua dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng Thế giới tại 20 quốc gia châu Á. Nghiên cứu tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy - ARDL (Autoregressive Distributed Lag) để ước lượng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi độ mở thương mại có tác động tiêu cực đối với ổn định lạm phát của các quốc gia châu Á. Qua đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý Chính phủ cần thực hiện các biện pháp quản lý giá để kiểm soát giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước. Điều này có thể bao gồm giám sát và kiểm soát giá cả, hạn chế tăng giá không hợp lý và tăng cường quản lý đầu tư.
Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam thông qua kỹ thuật hồi quy phân vị trên dữ liệu bảng của 63 tỉnh, thành phố của nước ta trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố chịu sự tác động của thể chế và độ mở thương mại khác nhau tùy theo mức tăng trưởng kinh tế ở từng phân vị. Các địa phương có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị càng cao thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế càng mạnh. Ngược lại, đối với các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị thấp thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại luôn yếu hơn. Qua đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách về cải thiện chất lượng thể chế và phát triển độ mở thương mại nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố.