Áp dụng thông lệ quốc tế trong quản trị công ty đối với doanh nghiệp nhà nước

Áp dụng thông lệ quốc tế trong quản trị công ty đối với doanh nghiệp nhà nước

Ngày 25/8/2022 tại Hà Nội, Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) phối hợp với Vụ Tư nhân hóa, góp vốn và Bất động sản Liên bang Đức (Bộ Tài chính Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước” nhằm giới thiệu và cung cấp các nguyên tắc và khuyến nghị về thông lệ quốc tế trong quản trị công ty đối với doanh nghiệp nhà nước.
Định giá đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa: Khuyến nghị một số chính sách

Định giá đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa: Khuyến nghị một số chính sách

Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua, tình trạng định giá đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa chưa phù hợp với giá thị trường, không bảo đảm tính công khai, minh bạch, đã gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Vì thế, việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về định giá đất là vấn đề bức thiết, nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đúng định hướng và chống thất thoát ngân sách nhà nước.
Đổi mới cơ chế tài chính doanh nghiệp nhà nước

Đổi mới cơ chế tài chính doanh nghiệp nhà nước

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã khẳng định: Cùng với nhiều vai trò khác, DNNN là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN). Quá trình cơ cấu lại DNNN thời gian qua vẫn đặt ra yêu cầu cần sự nhận thức và hành động rõ nét về các giải pháp tiến hành cơ cấu lại DNNN, trong đó có cơ cấu lại cơ chế tài chính để DNNN đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả.
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sắp xếp, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy sắp xếp, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước

Bài viết đánh giátổng quan vềvai trò và mục tiêu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; thực trạng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp thúc đẩy việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.
Thủ tướng “thúc” sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng “thúc” sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tế cho thấy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2016-2020; Việc xử lý vướng mắc về tài chính tại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa; Rà soát diện tích đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước...
Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Mục tiêu cổ phần hóa (CPH) của Việt Nam được xác định trong Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm: Cải thiện cấu trúc thị trường và hiệu quả của nền kinh tế, tăng cường nguồn lực thực hiện các chính sách tài khoá, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chuyển dần các hoạt động kinh tế sang khu vực tư nhân. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có hình thức cổ phần hóa phù hợp. Bài viết khái quát các hình thức cổ phần hóa của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Vai trò của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước

Vai trò của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước

Các quyết định quan trọng trong quá trình cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, tuy vậy, hầu hết các công việc trực tiếp triển khai thực hiện thuộc trách nhiệm của bộ máy quản lý, điều hành DN. Việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo DN đóng vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo tiến độ và kết quả cổ phần hóa DNNN. Bài viết này đóng góp ý kiến về vai trò của người lãnh đạo, quản lý DN đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực DNNN, từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn tại Việt Nam.
Quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Theo TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế, quản lý đất công hiện đang có nhiều kẽ hở cả về quy định lẫn việc vận dụng, chấp hành luật pháp. Trên thực tế, ngân sách nhà nước (NSNN) thất thu hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác...