Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
 86.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long

86.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên đến 86.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 14% so với cả nước, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước.
Tư duy mới - tầm nhìn mới - cơ hội mới - giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tư duy mới - tầm nhìn mới - cơ hội mới - giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 21/6/2022, tại TP Cần Thơ, hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long (thời kỳ 2021-2030) với chủ đề "Tư duy mới - tầm nhìn mới - cơ hội mới - giá trị mới cho vùng đồng bằng sông Cửu Long" được tổ chức do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì với sự tham dự của các ban, bộ, ngành, địa phương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác phát triển, các chuyên gia và nhà khoa học. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cùng tham dự hội nghị.
USAID hợp tác với Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu

USAID hợp tác với Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa ký kết 2 thỏa thuận hợp tác trị giá 65 triệu USD về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cả hai thỏa thuận này sẽ được triển khai trong giai đoạn 2022 - 2027.
Giải bài toán logistics cho hàng nông sản của đồng bằng sông Cửu Long

Giải bài toán logistics cho hàng nông sản của đồng bằng sông Cửu Long

Hạ tầng logistics yếu kém làm mất lợi thế cạnh tranh của nông sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chi phí logistics trong ngành nông sản ĐBSCL chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm, trong khi con số này của Thái Lan chỉ 12,5%, thế giới là 14%. Việc kéo giảm chi phí logistics chính là đòn bẩy để tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản của vùng.
Bộ Chính trị tổ chức hội nghị về thực hiện nghị quyết phát triển Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Bộ Chính trị tổ chức hội nghị về thực hiện nghị quyết phát triển Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 22/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng chủ trì Hội nghị.
Hiệu quả chương trình tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Hiệu quả chương trình tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian qua, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đạt được những thành tựu vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước. Đồng hành cùng thành tựu đó có vai trò “huyết mạch” của nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn, bền bỉ đến với các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà nông trong khu vực.
Tìm giải pháp đột phá cho phát triển cảng biển và logistics của Đồng bằng sông Cửu Long

Tìm giải pháp đột phá cho phát triển cảng biển và logistics của Đồng bằng sông Cửu Long

Dù có nhiều tiềm năng phát triển cảng biển và dịch vụ logistics, tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tồn tại nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển. Để giải bài toán này, giới chuyên môn và những nhà quản lý cho rằng, để phát triển lâu dài cần phải có giải pháp đồng bộ và trước mắt phải có những giải pháp mang tính đột phá thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu của phát triển của vùng.
Thu hút FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long còn khiêm tốn, vì sao?

Thu hút FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long còn khiêm tốn, vì sao?

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), 2 tháng đầu năm, cả nước thu hút gần 5 tỷ USD vốn FDI, nhưng khu vực vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ thu hút được hơn 320 triệu USD, tập trung chủ yếu ở tỉnh Long An giáp với TP. Hồ Chí Minh.