Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của Việt Nam trong bối cảnh mới

Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện của Việt Nam trong bối cảnh mới

Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn đã được cụ thể hóa trong từng giai đoạn phát triển của Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Để bảo đảm hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra là phải chủ động xây dựng chiến lược bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.
Năm 2019: Tiếp tục đà xuất siêu

Năm 2019: Tiếp tục đà xuất siêu

Trước những diễn biến khó lường của thị trường xuất khẩu, nhiều dự báo trước đây nghiêng về khả năng nhập siêu. Song với mức xuất siêu lên đến 7,05 tỷ USD sau 10 tháng, năm 2019 rất có thể thành tích xuất siêu sẽ vẫn được duy trì.
Cơ hội và thách thức với thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới

Cơ hội và thách thức với thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới

Việc đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hội nhập nhanh và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các FTA, các cam kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính luôn là vấn đề được quan tâm. Đây cũng là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong GDP của Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá những thách thức và cơ hội của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, nhất là trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới, từ đó gợi mở một số giải pháp tới các cơ quan quản lý nhà nước có những quyết sách điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong môi trường thực thi các FTA thế hệ mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong môi trường thực thi các FTA thế hệ mới

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) hay các cam kết trong khuôn khổ hội nhập thị trường chung ASEAN… đã và đang thúc đẩy, đòi hỏi thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng phát triển và mở cửa sâu rộng hơn, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, bối cảnh này cũng tạo ra những yêu cầu buộc thị trường tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn có chất lượng ngày càng cao theo các cam kết quốc tế.
Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các FTA thế hệ mới

Cam kết về thuế xuất nhập khẩu trong thực thi các FTA thế hệ mới

Mở cửa thị trường hàng hóa theo cam kết thuộc các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước (được giảm thuế nhập khẩu), nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa... Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, việc thực hiện cam kết thuế mở cửa thị trường hàng hóa cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi sức cạnh tranh còn yếu, khả năng tận dụng cơ hội còn thấp. Hơn thế, các FTA thế hệ mới cũng đòi hỏi cơ quan quản lý cần xây dựng các chính sách nội luật hóa, chính sách hỗ trợ phù hợp để việc thực thi các FTA hiệu quả.
Các FTA thế hệ mới và cơ hội đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Các FTA thế hệ mới và cơ hội đầu tư gián tiếp vào Việt Nam

Trước bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), trong đó có những cam kết rất chặt chẽ về tự do hóa và bảo hộ đầu tư. Điều này mặc dù tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các chủ thể liên quan nhất là từ phía quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bài viết đánh giá thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA, nhận diện các cơ hội và gợi mở hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Xuất khẩu đa kênh vào thị trường có FTA

Xuất khẩu đa kênh vào thị trường có FTA

Với xu hướng mua sắm đa kênh từ những thị trường mà Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh xuất khẩu đa kênh, kết hợp giữa các mô hình truyền thống và trực tuyến, cũng như các mô hình bán lẻ mới.