Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng và liên kết vùng

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng và liên kết vùng

Phát triển vùng và liên kết vùng để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới là chủ trương lớn của Đảng ta đề ra tại Đại hội lần thứ XIII. Đối với Hà Tĩnh, phát triển vùng và liên kết vùng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Xác định tầm quan trọng đó, tỉnh này đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện vấn đề này, trong đó đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng và liên kết vùng.
Hà Tĩnh xác định công thức đầu tư phát triển

Hà Tĩnh xác định công thức đầu tư phát triển

Xuất phát điểm từ mảnh đất bộn bề gian khó, tỉnh Hà Tĩnh xác định thế mạnh thu hút đầu tư của địa phương chỉ có thể là tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh. Do đó, cùng với việc rốt ráo cải thiện môi trường kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp, công thức để thu hút đầu tư của tỉnh là ưu tiên nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng nhằm tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển toàn diện.
Phát triển bền vững các ngành công nghiệp và du lịch gắn với biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Phát triển bền vững các ngành công nghiệp và du lịch gắn với biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn về phát triển công nghiệp và du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển bền vững các ngành công nghiệp và du lịch gắn với biển ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Khát vọng vươn tầm cao mới

Khát vọng vươn tầm cao mới

Nằm giữa “khúc ruột miền Trung” - được ví là “chiếc đòn gánh hai đầu đất nước”, Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực hòa vào dòng chảy hội nhập, phát triển cùng đất nước. Với định hướng đúng đắn, nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện từ Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân toàn tỉnh ra sức phát huy ý chí, khát vọng, nắm bắt thời cơ, sớm hiện thực hóa mục tiêu từng bước trở thành tỉnh khá của cả nước.
Dấu ấn vượt thu ngân sách tại Bắc Trung Bộ

Dấu ấn vượt thu ngân sách tại Bắc Trung Bộ

Năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động, tác động xấu đến tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, nhờ chủ động thực hiện linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, bảo đảm chuỗi sản xuất, dịch vụ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, với con số thu ấn tượng gần 90.000 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư 9 tháng Hà Tĩnh ước đạt hơn 29.000 tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư 9 tháng Hà Tĩnh ước đạt hơn 29.000 tỷ đồng

Nhờ sự nỗ lực tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, đặc biệt là những dự án trọng điểm tại tỉnh Hà Tĩnh được đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như công tác giải ngân nguồn vốn. Đây là động lực làm lượng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh tăng mạnh trong 9 tháng năm 2022.
Phát triển kinh tế địa phương từ chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh

Phát triển kinh tế địa phương từ chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh Hà Tĩnh

Chương trình mỗi xã một sản phẩm thuộc chương trình nông thôn mới. Chương trình này bắt đầu thực hiện tại Hà Tĩnh từ năm 2018 đến nay đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Các sản phẩm của Chương trình có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác... Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển Chương trình này trong thời gian tới.