Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, cũng như tác động của chúng đến sự ổn định tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng hệ phương trình đồng thời (SEM) ba giai đoạn, phương pháp Pvar và phương pháp GMM để nghiên cứu dữ liệu của 22 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2006-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ lẫn nhau và tác động cùng chiều đến sự ổn định tài chính của ngân hàng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa một số hàm ý chính sách.
Tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam và cũng là một trong những ưu tiên của toàn ngành Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Tăng trưởng tín dụng tạo thu nhập cho ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế nhưng cũng đem lại không ít rủi ro cho ngân hàng. Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013-2020, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro thanh khoản ngân hàng. Kết quả nghiên cứu qua mô hình REM cho thấy, tăng trưởng tín dụng làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của các yếu tố như quy mô hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong giai đoạn 2016-2020 thông qua việc sử dụng các tiêu chí đánh giá, cách thức thực hiện, quy trình, mức độ thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại mỗi chi nhánh để kiểm tra sự khác biệt hay đồng nhất. Nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế trong quản trị rủi ro thanh khoản và đề xuất giải pháp nhằm giúp các ngân hàng chủ động hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản, hạn chế những tổn thất khi xảy ra các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên

Quản lý rủi ro thanh khoản tại các chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro thanh khoản ở các chi nhánh ngân hàng thương mại tại Thái Nguyên nhóm tác giả thấy rằng, phần đa các chi nhánh này chưa có bộ phận quản lý rủi ro riêng biệt, chủ yếu sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản chưa đạt yêu cầu về chỉ số trạng thái tiền mặt, về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động…điều này đã ảnh hưởng khá lớn đến thanh khoản của ngân hàng. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng chủ động hơn trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản, hạn chế những tổn thất khi xảy ra các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản.
Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2007-2017, được thu thập chủ yếu từ Bankscope. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), kết nghiên cứu cho thấy, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đây là cơ sở tác giả đề xuất một số khuyến nghị giảm thiểu rủi ro thanh khoản và rủi ro tính dụng nhằm nâng cao khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.