Đối thủ lớn nhất – Uber đã chính thức bị thâu tóm, Grab giờ đây đang ở vị trí thống lĩnh thị trường và gần đến độc quyền, người tiêu dùng có thể sẽ phải chấp nhận không còn giá ưu đãi nào mà Grab đưa ra, hoặc dựa vào tiềm lực tài chính mạnh khiến họ có thể sử dụng chiến lược giá “hủy diệt”, điều này sẽ rất nguy hiểm với doanh nghiệp (DN) taxi truyền thống.
"Cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber, Grab) vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện thí điểm, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đã có sự nhìn nhận lại nhiều vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.
Ngay sau khi Công ty TNHH Uber B.V Hà Lan kiến nghị về việc bị truy thu và xử phạt hành chính thuế 66,68 tỷ đồng, Bộ Tài chính đã tiếp nhận, nghiên cứu, hồi đáp, hướng dẫn, giải thích; đồng thời yêu cầu Uber thực hiện nộp đúng nghĩa vụ thuế khi hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Đại diện Uber Việt Nam cho hay, từ ngày 24/8, Uber bắt đầu tăng cước phí theo quãng đường từ mức 7.000 đồng/km lên 8.500 đồng/km tại TP. Hồ Chí Minh. Cước phí theo thời gian giữ nguyên 450 đồng một phút, phí tối thiểu và huỷ chuyến tiếp tục giữ nguyên mức 15.000 đồng.
Bộ Tài chính đã có Công văn số 11828/BTC-CST ngày 24/8/2016 gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công văn số 3166 /BTC-CST ngày 10/3/2017 trả lời Hiệp hội taxi TP. Hồ Chí Minh; Công văn số 5471/BTC-CST ngày 27/4/2017 trả lời Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về những vướng mắc trong chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải Uber, Grab.
Xây dựng Dự án Luật thuế tài sản nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với tài sản, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần nhỏ thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Việc xây dựng Dự án Luật dựa trên nguyên tắc đảm bảo công bằng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.