6 nguyên tắc ứng xử nên nằm lòng trong kinh doanh
Các nguyên tắc ứng xử cơ bản trong kinh doanh nhưng giúp bạn đạt được những hợp đồng lớn, thuyết phục được đối tác của mình. Nghệ thuật trong kinh doanh đến từ cách đối nhân xử thế đơn giản nhất, những hành động trao đổi, giao tiếp bình thường trong các cuộc gặp mặt. Để thành thạo các nguyên tắc ứng xử trong kinh doanh sau đây, hãy ghi nó ra để chắc chắn bạn sẽ ứng dụng chúng thành công.
Luôn mỉm cười, gặp mặt với vẻ thân thiện nhất
Mọi người ai cũng biết ấn tượng đầu tiên sẽ quyết định bạn trong mắt đối phương như thế nào, chỉ trong 30s đầu tiên, vậy hãy để đối tác của bạn lưu lại nụ cười. “Đầu xuôi đuôi lọt” ngay khi bắt đầu đàm phán bạn đã tạo cho đối tác cảm giác thoải mái, dễ chịu, cuộc trò chuyện sẽ dễ dàng hơn, 2 bên đều cởi mở với nhau hơn.
Luôn nhớ tên đối tác và sử dụng tên thật của mình
Khi bắt đầu hợp tác và chưa biết gì về nhau, 2 bên sẽ giới thiệu tên tuổi và một số thông tin cá nhân cần thiết, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng tên thật của mình. Trong kinh doanh khi bạn sử dụng tên giả đồng nghĩa với bạn đang có ý đồ không trong sáng, điều này có thể khiến bạn mất ngày một hợp đồng. Hãy nhớ tên đối tác của bạn, vì mọi người ai cũng thích nghe tên mình được mọi người ghi nhớ chính xác. “Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất với họ” trích Đắc nhân tâm – Dale Carnegie.
Thành thật biết ơn và cảm ơn nhưng đừng vượt quá giới hạn
Biết ơn và cảm ơn là hành động rất đáng được khuyến khích trong nhiều trường hợp khác nhau nhưng trong kinh doanh bạn hãy nhớ rằng bạn và đối tác ngang hàng nhau. Để bày tỏ lòng biết ơn hãy nói cảm ơn 1 đến 2 lần, không vượt quá con số 2, nếu không cuộc đàm phán thương lượng sẽ giống như đối tác ban ơn cho bạn. Điều này làm giảm giá trị công ty bạn, hợp đồng của bạn đi rất nhiều, ảnh hưởng đến tiếng tăm của công ty là một tổn thất rất lớn.
Không kéo ghế cho đối tác bất kể giới tính
Bạn thường hay được khuyên hãy kéo ghế cho người già, phụ nữ và trẻ em, nhưng trong kinh doanh hãy nhớ rằng hành động này là cấm kỵ. Khi bạn kéo ghế cho đối tác đầu tiên thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp khi không biết đến nguyên tắc cơ bản này, thứ 2 giảm giá trị con người và hợp đồng sắp đàm phán, thứ 3 bạn không tôn trọng đối tác, vì bất kể là nam hay nữ vẫn có thể tự kéo ghế. Một hành động bình thường nhưng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, hãy nhớ để không bao giờ mắc phải nhé.
Hãy trả tiền nếu bạn là người mời
Điều này có lẽ ai cũng biết nhưng bạn nên thật khôn khéo khi thanh toán hóa đơn, hãy lặng lẽ rời khỏi bàn thanh toán hóa đơn và không cho đối tác của bạn biết. Điều này giúp đối tác của bạn đỡ bối rối, nếu bạn thanh toán ngay trước mặt họ sẽ làm họ khó xử và chắc chắn họ sẽ muốn cùng thanh toán. Hoặc nếu đối tác của bạn nhất quyết muốn trả tiền hãy làm theo ý họ, tranh cãi vì những chuyện nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chuyện lớn.
Thể hiện sự chuyên nghiệp trên bàn ăn
Bạn đang ăn với đối tác chứ không phải bạn bè hay gia đình vì vậy hãy luôn giữ vẻ lịch sự ngay cả trên bàn ăn. Hãy biết chỗ để dao, chỗ để nĩa và thức ăn của mình ở đâu, học cách sử dụng dao nĩa nếu bạn không biết. Đừng bao giờ xếp chồng bát đĩa lên nhau, vì đó là công việc của người bồi bàn, không dùng dao cắt bánh mì, hãy dùng tay vì chẳng ai cắt bánh vì bằng dao cả, giống như không ai ăn cháo bằng đũa vậy. Gọi đồ ăn theo đối tác, đừng để trường hợp đối tác ăn còn bạn thì không, sẽ rất khó xử và mất lịch sự khi làm như vậy. Chọn nhà hàng phù hợp với đối tác, nếu đối tác bạn ăn chay hãy chọn nơi vừa có đồ chay có đồ mặn, sẽ phù hợp cho cả bạn và đối tác.