Con người có trở nên thông minh hơn khi công nghệ đang ngày càng thông minh?

Theo Mỹ Hạnh/kinhtevadubao.vn

Trên thực tế cho thấy công nghệ đang ngày càng trở nên thông minh. Chính vì thế mà hiệu suất học tập và làm việc của mọi người cũng từ đó tăng theo, nhưng liệu con người có trở nên thông minh hơn không?

Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không có điện thoại thông minh thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nguồn: Internet
Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không có điện thoại thông minh thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nguồn: Internet

Thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó không có điện thoại thông minh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn có thể dễ dàng nhớ lại những việc cần làm cho ngày hôm nay không? Có thể định vị phương hướng để tới một địa điểm lạ không?

Bây giờ hãy nhớ lại âm nhạc, phim truyện hay các địa điểm ăn uống vui chơi mà bạn dành quá nhiều thời gian cho chúng như thế nào khi chưa có sự xuất hiện của công nghệ và kiến thức của bạn hạn hẹp ra sao trước khi tìm sự hỗ trợ từ bác “Google” hay Wikipedia.

Một mặt cuộc sống đang trở nên tiện lợi hơn, đơn giản hơn và nhanh hơn nhờ vào sự phát triển của các ứng dụng và internet để có thể kết nối 24/7. Mặt khác chính sự phát triển bùng nổ của công nghệ cũng phơi bày ra những lỗ hổng kiến thức khi không có kết nối internet.

Cuộc sống đã trở nên phức tạp hơn, nhưng hầu như mọi người không nhận thấy được điều này bởi vì công nghệ đã và đang khiến cho những thứ phức tạp trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Xu hướng của trí tuệ nhận dạng (Fuild intelligence) có khả năng thu thập và xử lí thông tin. Như đối với máy tính nó giống như tốc độ xử lí và dung lượng RAM – bạn càng dung nạp được nhiều kiến thức và kĩ năng thì khả năng làm việc nhanh và hiệu suất cũng cao hơn.

Điển hình như việc bạn thường xuyên sử dụng một đồ vật gì đó sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn loay hoay với một thiết bị mà chưa từng sử dụng qua.

Khía cạnh tiếp theo của trí tuệ (crystallized IQ) không có khả năng thu nạp kiến thức, nhưng đó là những kiến thức và kĩ năng mà ta thực sự biết. Con người nói chung đều có khả năng giải quyết các vấn đề mà không cần dùng đến kiến thức của bản thân nhiều và đương nhiên là phụ thuộc vào các thiết bị điện tử có khả năng kết nối internet để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Điều này được gắn với cái nhãn mác là nền kinh tế siêu liên kết, nghĩa là kiến thức duy nhất mà chúng ta cần và có đến từ sự kết nối internet. 

Nhưng sự chuyển đổi công nghệ và cuộc cách mạng mà con người chúng ta đã trải qua trong 15 năm qua chắc chắn có những ý nghĩa về giáo dục rõ ràng. Cách mà thầy giáo, cô giáo ở trường học đánh giá các em học sinh, sinh viên vẫn còn khá nhiều yêu cầu bắt ép ghi nhớ và sự lặp lại nhàm chán. Mô hình học như này đi ngược lại với cách mà chúng ta học, suy nghĩ và giải quyết các vấn đề ngày nay.

Nếu ngày nay hình thức kiến thức quan trọng nhất là biết được nơi để kiếm tìm kiến thức và cách đánh giá nó thì nhà trường và các trường đại học chỉ nên dạy và đánh giá chúng. Thật khó để ước lượng số phần trăm các kì thi hiện nay được dựa vào từ internet, thậm chí là không dựa vào đó để thay đổi đề thi mà còn lấy nguyên xi không chỉnh sửa, nhưng con số này chỉ là một phần nhỏ so với tỉ lệ các vấn đề được giải quyết bằng cách truy cập các trang web.

Đối với cách chúng ta định nghĩa trí thông minh (IQ) có lẽ đó chính là khoảng thời gian để xem xét sự sẵn sàng của mỗi người để giải quyết các vấn đề phức tạp như là một thành phần quan trọng của IQ.

Có một sự thật là con người đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ và bất lợi duy nhất là một số bộ phận con người không có khả năng hoặc không sẵn sàng để sử dụng nó.

Rõ ràng rằng những người có thể theo kịp công nghệ sẽ vượt qua những người không. Do vậy, chúng ta cần nuôi dưỡng một tinh thần học hỏi, không ngại khó, đặc biệt khi công nghệ đang ngày càng tiến bộ và thông minh hơn.