5 cách để trở nên quyết đoán hơn trong công việc

Theo Trung Thành/baodansinh.vn

Thiếu quyết đoán ảnh hưởng rất xấu đến sự thành công của bất kì ai trong môi trường công sở. Bởi người thiếu sự tự tin khi quả quyết sẽ tự đánh mất nhiều cơ hội nghề nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ.

Thiếu quyết đoán ảnh hưởng rất xấu đến sự thành công. Nguồn: internet
Thiếu quyết đoán ảnh hưởng rất xấu đến sự thành công. Nguồn: internet

Theo chia sẻ từ chuyên viên nhân sự của CareerLink - một trong những công ty hỗ trợ tuyển dụng nhân sự và tìm kiếm việc làm hàng đầu Việt Nam, thì sự quyết đoán được hình thành dựa trên nhiều yếu tố nhưng trong đó phải có niềm tin, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm sống. Do vậy, việc thiếu quả quyết là vấn đề thường gặp nhất ở lứa bạn trẻ bởi thiếu chuyên môn, cũng như cọ xát thực tế. Nhưng bản lĩnh “yếu” là chuyện hoàn toàn có thể khắc phục được nếu thực hiện nghiêm túc.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 vấn đề phổ biến cùng cách “sửa sai” nhằm giúp bạn nâng cao khả năng quyết đoán trong công việc.

Tham khảo các thông tin tuyển dụng mới nhất tại careerlink.vn

Thiếu niềm tin vào bản thân

Niềm tin là yếu tố cơ bản dẫn đến mọi quyết định trong cuộc sống. Bởi nếu hành động không dựa trên niềm tin thì khó lòng thành công và “trụ” dài hạn. Tuy nhiên, việc xây dựng cũng như củng cố niềm tin thì không phải chuyện một sớm một chiều.

Vấn đề này là trở ngại về tâm lý và thường sẽ khắc phục dần theo thời gian khi bạn chăm chỉ “vun đắp” kiến thức về chuyên môn, kỹ năng sống và làm việc. Khi giá trị bản thân được nâng tầm thì sự tự tin khắc được cải thiện để có các quyết định dứt khoác hơn.

 Cả nể bởi cấp bậc thấp và vai vế nhỏ trong tập thể

Với vị trí là một “ma mới” trong tập thể hoặc nhân viên cấp thấp thì bạn sẽ chịu ít nhiều áp lực khi muốn phát ngôn có phần “cứng rắn” trong công việc và tiếng nói của bạn bị đánh giá thấp là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, bạn không nên vì vậy mà “câm như hến” trước các câu hỏi hoặc khi được yêu cầu góp ý thẳng thắn trước tập thể. Thực ra, bất kì ai cũng có quyền được đưa ra ý kiến, và các chủ kiến tích cực cho công việc chung. Do vậy, bạn hãy tạm bỏ qua “vai vế” khi phát biểu vì điều này sẽ giúp bạn tự tin, và cảm thấy bình đẳng để quả quyết hơn.

Bị “ám ảnh” bởi điều tiêu cực  

Chúng ta thường tỏ ra do dự vì tác động của các suy nghĩ tiêu cực, các kết quả nên dễ bỏ qua những điều tốt khi “chốt hạ”. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai có thể tiên liệu chắc chắn trước mọi thứ một cách chính xác. Nên thay vì chỉ nghĩ toàn những điều tệ hại, bạn hãy liên tưởng ra các viễn cảnh tươi sáng như nhận được thành quả và sự khen ngợi từ mọi người. Nhờ vậy, bạn sẽ dám “cả gan” để quyết đoán hơn trong hành động.

“Trốn” mãi trong “vỏ ốc”

“Vùng an toàn” là một cái “bẫy” êm ái mà bất kì ai cũng muốn nằm mãi không thôi. Bởi khi đã ở trong vùng này thì bạn đã quá quen với mọi thứ nên không lo sợ nhiều. Tuy nhiên, công việc vốn không phải là một “đại dương” êm đềm.

Thực ra, bạn sẽ buộc phải thoát khỏi “vùng an toàn” này vào ngày nào đó bởi lương thấp, công việc nhạt nhẽo, môi trường thiếu tiềm năng. Sẵn sàng đối mặt với thách thức cũng là cách mang đến cho bạn sự tự tin, vững vàng trong việc tìm đến “biển rộng, trời cao”.

Không làm chủ được cảm xúc của bản thân

Quyết đoán là sự cân bằng của cảm xúc. Bởi không có sự quả quyết nào gọi là tốt khi được đưa ra trong tâm lý không ổn định. Ví dụ như bị đồng nghiệp nói xấu sau lưng thì hành động đôi co trực tiếp giữa văn phòng không phải là sự quyết đoán, mà đó được gọi là bốc đồng.

Thêm nữa, quyết đoán đúng đắn không phải theo kiểu “nhanh ẩu đoảng, thật thà hư”, mà đó là sự quyết định đầy “toan tính” về mặt thời gian. Bởi sự quả quyết sau khi cân nhắc kĩ lưỡng không phải là điều thua thiệt mà nó giúp bạn thêm thời gian bình tâm phân tích vấn đề để chọn cái lợi nhất. Do vậy, làm chủ tốt cảm xúc của bản thân trong các tình huống đặc biệt thì quyết định của bạn luôn chín chắn và hiệu quả nhất có thể.