Bạn đang chi tiêu như thế nào?

Theo ProGuide

(Tài chính) Có rất nhiều các tài liệu, bài viết hướng dẫn bạn đầu tư, quản lý tài chính tốt. Nhưng bạn có hiểu rõ, mình đang dành cho từng phần đó với bao nhiêu thu nhập, số tiền mình có hay không? Hãy liệt kê ra để tính toán và cân đối lại báo cáo tài chính cá nhân của mình nhé.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ngân sách sinh hoạt: Đây là khoản tiền dùng cho mục đích chi tiêu cá nhân, gia đình. Đây có thể gọi là khoản chi phí “cứng” để đảm bảo những điều cơ bản cho một cuộc sống được thoải mái mà tháng nào cũng phải chi trả gần gần giống nhau như tiền thuê nhà, điện, nước, điện thoại, internet, tiền ăn, tiền xăng xe, tiền mua đồ dùng cần thiết và hàng tá loại chi phí không tên khác,… Phần chi phí này chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu của nhiều người, và nó có thể có sự khác biệt hàng tháng tùy thuộc vào cách sắp xếp sinh hoạt và chi tiêu của mỗi người, ở mỗi thời điểm khác nhau.

Ngân sách đầu tư: là khoản tiền dùng đầu tư vào các tài sản sinh lợi nhằm mục tiêu gia tăng thu nhập trong tương lai. Ví dụ như đào tạo học hành; tái đầu tư như giải trí, du lịch và các khoản đầu tư sinh lợi nhuận…

Khoản ngân sách đầu tư này cũng có thể nằm trong khoản chi tiêu sinh hoạt như đầu tư cho thời trang, các sở thích cá nhân khác.

Ngân sách từ thiện: Dù nó chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng số thu nhập của bạn nhưng cũng nên dành ra khoản này. Dẫu biết kiếm tiền thật vất vả, nhưng hãy nghĩ là mình vẫn còn may mắn hơn nhiều số phận bất hạnh trong đời là vẫn còn có thể vất vả để kiếm tiền và kiếm được tiền. Hãy dành một phần thu nhập để đáp lại sự may mắn đó và góp phần giúp đời tươi đẹp hơn.

Ngân sách tiết kiệm dài hạn để chi tiêu: Đây là khoản để bạn dự phòng những bất trắc, phát sinh trong tương lai.

Nếu các khoản ngân sách này theo tỷ lệ dưới đây thì bạn đã chi tiêu hợp lý. Nếu không, bạn phải cân đối lại:

55% cho khoản Ngân sách sinh hoạt

10% cho Ngân sáng đầu tư.

5% cho Ngân sách từ thiện.

10% cho Ngân sách tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu.