Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân khôn ngoan nhất

Theo taichinhcuatoi.vn

(Tài chính) Bạn đã bao giờ thử tính một tháng mình chi tiêu bao nhiêu? Có bao giờ bạn trong tình trạng lúc nào cũng thiếu tiền?

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo bảng kế hoạch chi tiêu hàng tháng, nên chia các khoản chi tiêu hàng tháng thành các khoản chính như sau:

Chi tiêu cần thiết (50%):

Các khoản chi tiêu cần thiết sẽ chiếm một khoảng khá lớn trong trong ngân sách của bạn.

Các khoản chi tiêu thiếu yếu sẽ là:

- Chi tiêu cá nhân (ăn uống, mua sắm, tiền điện thoại, trả nợ cả nhân, khác)

- Chi tiêu nhà cửa (tiền thuê nhà/tiền mua nhà, tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, phí dịch vụ nhà, tiền chợ/ siêu thị)

- Chi tiêu đi lại: (Tiền xăng, tiền giữ xe, tiền rửa xe, tiền đi lại khác/ tiền mua xe)

- Chi tiêu gia đình: (Tiền học phí cho con cái/ tiền tiêu vặt cho con) (Nếu có gia đình)

Tiết kiệm cho tương lai (10%):

Đây là các khoản tích góp để dành từng tháng để chi cho những khoản lớn

- Mua sắm (Nhà cửa / xe máy / laptop /…)

- Cưới hỏi

- Du lịch

- Du học

Khoản dành cho giáo dục (10%)

Bạn nên để một khoản trống để đầu tư cho mình về kiến thức bằng các khóa học hoặc tài liệu sách vở là chính là đầu tư cho tương lai

- Khóa học

- Sách vở / Tài liệu

Khoản hưởng thụ (10%): 

Sau một tháng làm vất vả bạn cũng nên dành một khoản nhỏ riêng cho mình để hưởng thụ

- Cafe với bạn bè / Ăn uống / Nhậu nhẹt

- Đi spa...

- Khác

Khoản dành cho đầu tư (10%)

Đây là khoản đầu tư dùng để tạo thu nhập cho tương lai. Có thể không sinh lãi trong tương lai gần.

- Chứng khoán

- Gửi tiết kiệm

- Bất động sản

- Đầu tư kinh doanh / Đầu tư buôn bán online / Đầu tư vào doanh nghiệp

Khoản dành cho từ thiện (5%):

Cuối cùng đừng quên một khoản tiền nhỏ để giúp đỡ mọi người nhé. Có thể là bạn bè, gia đình, người thân hoặc các hoạt động từ thiện.