Vì sao bạn luôn căng thẳng với áp lực tài chính?

Theo tieudunghay.com

(Tài chính) Chi tiêu quá đà, nợ nần, không lập kế hoạch tài chính, không có các khoản thu nhập dự phòng là những nguyên nhân chính có thể khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng với tiền bạc.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Chết chìm

Trường hợp điển hình nhất là khi chi tiêu của bạn vượt quá mức thu nhập và bạn luôn ở trong tình trạng chới với dưới làn nước – giống như bạn đang chìm dần. Đó chắc chắn là những gì bạn cảm thấy khi cứ tiếp tục phải tiêu pha nhiều hơn những gì bạn làm ra. Bạn bắt đầu phải đi vay để bù lại, mở một thẻ ghi nợ, hay một khoản nợ dựa trên tài sản thế chấp nhà ở. Hoặc bạn có thể phải dùng đến tài khỏan tiết kiệm hoặc về hưu để trả các hóa đơn.

Vừa đủ sống sót

Lý do thứ hai có thể là bạn sống sót về mặt tài chính, nhưng chỉ vừa đủ nổi trên làn nước. Điều đó xảy ra khi bạn trả được hết các hóa đơn nhưng cứ làm ra bao nhiêu lại hết bấy nhiêu. Khi bạn không thể nào vượt mặt được các khoản phải chi để tiết kiệm cho tình huống khẩn cấp hoặc cho tương lai, nó cũng gây ra áp lực tài chính.

Nợ nần

Kể cả khi bạn trả được hết các hóa đơn và vẫn có chút tiết kiệm cho tương lai, bạn vẫn thấy khổ sở vì một số khoản nợ và cảm giác rằng mình bị bó buộc, hay đang phí tiền để trả lãi cho người ta.

Phức tạp

Cuối cùng là cảm giác mọi thứ trở nên quá phức tạp và vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Điều này xảy ra khi bạn sống vô tổ chức, có quá nhiều tài khỏan và không có kế hoạch tài chính, hay là lần đầu tiên quản lý cuộc đời tài chính của mình.

Tiền bạc và hạnh phúc. Rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần giàu có và có nhiều tiền, mọi áp lực sẽ biến mất và họ sẽ vô cùng hạnh phúc. Trong một số trường hợp, kiếm ra nhiều tiền hơn là giải pháp cho các vấn đề tài chính.