Làm sao để luôn tự chủ về tài chính

Theo taichinhcuatoi.vn

(Taichinh) - Một khi bạn muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân, hãy học cách tự chủ về tài chính và kiểm soát nó càng sớm càng tốt. Một kế hoạch tài chính thông minh sẽ cho bạn một cuộc sống thoải mái, sung túc.

Hãy học cách tự chủ về tài chính và kiểm soát nó càng sớm càng tốt. Nguồn: internet
Hãy học cách tự chủ về tài chính và kiểm soát nó càng sớm càng tốt. Nguồn: internet

1. Hãy mở tài khoản tiết kiệm

Bạn cần một tài khoản dành cho việc tiết kiệm để có được khả năng tự chủ về tài chính trong mọi tình huống khẩn cấp. Mở một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng là điều cần thiết. Bạn có nhiều lựa chọn, chẳng hạn như một khoản tiết kiệm cơ bản, một tài khoản thị trường hoặc một chứng chỉ tiền gửi. Hãy tìm hiểu và so sánh các tùy chọn trước khi quyết định lựa chọn.

2. Từng bước gia tăng thu nhập

Nếu bạn không kiếm đủ tiền để trang trải các chi phí cơ bản của bản thân cũng như gia đình, hãy tìm cách để tạo thêm thu nhập. Bạn có thể tìm được việc làm bán thời gian ngoài công việc chính hoặc bạn có thể bắt đầu tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh tự túc để từng bước gia tăng thu nhập cho bạn.

3. Thu thập báo cáo tín dụng

Sẽ là sai sót lớn nếu bạn không chú ý đến các báo cáo tín dụng hàng tháng. Mọi chi tiêu trong tháng của bạn đều có thể được liệt kê một cách chi tiết, cụ thể và bạn luôn kiểm soát được mình đã “vung tay” ở khoản nào để khắc phục kịp thời trước khi bạn rơi vào tình trạng bất ổn về tài chính trong tương lai.

4. Thanh toán tự động các chi phí cố định

Nếu bạn là người bận rộn suốt ngày với công việc và không có nhiều thời gian đến thanh toán trực tiếp các chi phí, dịch vụ hàng tháng thì bạn cần chủ động đặt lệnh thanh toán tự động định kỳ ở tài khoản ngân hàng của bạn để đảm bảo bạn không bao giờ bỏ lỡ kỳ hạn nào.

5. Mua bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ sẽ phát huy tác dụng ngay khi bạn gặp bất kỳ sự cố hay rủi ro nào trong cuộc sống hàng ngày. Hãy mua bảo hiểm vì sự an toàn của chính bạn, đừng cứng nhắc với suy nghĩ so sánh là tiền lãi không nhiều hơn gửi tiết kiệm ngân hàng.

6. Bắt đầu tiết kiệm hưu trí

Đừng chờ đợi cho đến khi bạn đạt đến độ tuổi U40 mới bắt đầu nghĩ đến tiết kiệm hưu trí. Ngay từ khi bạn 20 tuổi, bạn đang dồi dào nhất về trí tuệ và sức khỏe, hãy lưu ý đến khoản tiết kiệm lâu dài, bạn có thể chủ động chọn gói tiết kiệm hưu trí cho mình trong tương lai xa. Đóng góp càng nhiều thu nhập, bạn càng có sự thoải mái khi nghỉ hưu.

7. Nhờ tư vấn từ chuyên gia tài chính

Nếu bạn cần giúp quản lý tiền để thanh toán các khoản nợ, trả góp mua nhà, học tập và lập kế hoạch tài chính cho tương lại, hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia. Bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được lời khuyên để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng về tài chính cá nhân.

Tiền bạc của bạn có khả năng “bốc hơi” rất nhanh nếu bạn không kiểm soát nó!