Những lời nói dối về tiền bạc mà ai cũng từng mắc

Theo Đời sống & Pháp luật.

Đôi khi, vì muốn thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà bạn cố "ru ngủ" mình bằng những lời nói dối về tiền bạc...

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Tôi sẽ làm việc chăm chỉ

Xét những lời nói dối về tiền bạc mà chúng ta thường tự nói với mình thì câu này là nhà vô địch. Phần nhiều, logic này đang che đậy nỗi sợ hãi sâu kín về tương lai và thường phơi bày sự thiếu tự tin nhất thời về mối quan hệ của bạn với tiền bạc.Trước đó thường có một thất bại lớn về tài chính chẳng hạn như mất việc làm hoặc làm ăn thất bại hoặc phải tuyên bố phá sản. Và có lẽ quan trọng hơn hết thảy, bạn có được lựa chọn “làm việc mãi đến tận khi bạn chết” hay không.

Giải pháp:

Đầu tiên và trước hết, hãy đánh giá tình trạng tài chính của bạn.

Thứ 2, hãy đối diện sự thật và chấp nhận thực tế, dù nó có khắc nghiệt đến đâu. Kế tiếp, hãy lập kế hoạch để đưa bản thân bạn trở lại đúng hướng về mặt tài chính.

Và cuối cùng, hãy tin vào năng lựa siêu phàm của bạn để thu hút sự giàu có đến với cuộc đời của bạn. Bạn đã từng làm điều này một lần, thì bạn có thể làm thêm lần nữa.

Tài sản thừa kế của tôi sẽ cứu nguy cho tôi

Nói đến chiến lược mạo hiểm, thì đây thuộc hàng đầu. Nó là một điệp khúc quen thuộc, nó mang đến sự thoải mái và xoa dịu căng thẳng, nhưng nó chẳng phải là cách để lập kế hoạch tài chính của bạn trong tương lai.

Giải pháp:

Trừ khi việc thừa kế của bạn là chắc chắn 100%, và tính theo đại đa số trường hợp thì nên lập kế hoạch để đạt được mục tiêu tài chính của bạn mà không tính đến tài sản thừa kế.

Ngay cả khi bạn khá chắc chắn về tài sản thừa kế và di chúc của cha mẹ bạn, thì vì mục đích hoạch định, hãy giảm con số đó xuống khoảng 50% cho an toàn.

Mình sẽ tiêu ít thôi, và sẽ trả đúng hạn

Đây là thói quen của những người nghiện mua sắm, do việc thanh toán quá dễ dàng, nhất là khi họ thiếu tiền mặt. Tuy nhiên, thẻ tín dụng có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy nợ nần nếu không trả đúng hạn vì lãi suất quá hạn luôn ở mức cao.

Tại Mỹ, một số hãng bán lẻ cũng phát hành thẻ tín dụng, nhưng với lãi suất khá cao. Kohl’s ra thẻ tính lãi 23,99% một năm. Còn Sears MasterCard thậm chí có lãi tới 25,24%.

Tôi sẽ lập ra hãng Google thứ 2 và kiếm được cả gia tài trên thị trường

Chẳng phải tất cả chúng ta đều ước mình có được năng lực và sự hiểu biết của Warren Buffett để có thể chọn được những cổ phiếu ăn tiền sao? Nếu chiến lược hoạch định tài chính của bạn dựa trên việc tìm ra hang Google tiếp theo, thì bạn sẽ có nhiều đêm mất ngủ đấy. Biết đâu bạn có thể trở thành người may mắn? Nhưng đặt cược tương lai của bạn vào khả năng trở thành người nhìn thấu tương lai là việc làm của kẻ ngốc.

Giải pháp:

Thay vì hy vọng và cầu xin một phép màu, hãy xắn tay áo lên, điều khiển các con số và lấy tiền lời làm tiền đầu tư tương lai của bạn. Bạn trốn tránh hiện thực này càng lâu, thì bạn càng có ít lựa chọn chỉnh lại cho đúng.

"Chi tiêu sẽ làm cho tôi cảm thấy tốt hơn"

Những người có niềm tin như vậy thường mạnh tiêu tiêu xài khi tâm trạng không được tốt.

Họ thường nói: "Tôi sẽ đi mua một vài thứ gì đó để tránh cảm giác có lỗi với bản thân; Tôi sẽ mua bất kỳ thứ gì tôi muốn" ngay cả khi họ không có đủ tiền cho món đồ đó. Và rồi khi nhận được những hóa đơn thanh toán, họ thực sự hoảng sợ.

Cuối cùng thì mọi chuyện sẽ ổn thôi

Logic này thường được dùng chủ yếu để làm cái cớ không sắp xếp trật tự tài chính của bạn. Sợ hãi và cảm giác thiếu hụt chính là cảm xúc tiềm ẩn ngăn cản hành động. Sâu thẳm bên trong, người ta biết rõ đây chỉ là một cách để tránh đối mặt với sự thật và luôn ở trạng thái chối bỏ và rất căng thẳng.

Giải pháp:

Nhiều khi, chướng ngại để vượt khỏi sự chối bỏ và trốn tránh là sự thiếu tự tin liên quan đến tiền bạc và các con số. Để phá vỡ điều này, hãy trang bị thông tin và tạo sức mạnh cho bản thân, hãy học các lớp về tài chính cá nhân và cân nhắc việc thuê một số cố vấn tài chính.

Tôi đã trưởng thành, do vậy, tôi biết cách quản lý tiền bạc

Khả năng viết ra danh sách kiểm soát không đồng nghĩa rằng bạn biết cách quản lý tiền bạc.

Nhiều người không biết được nguyên lý cơ bản về tài chính cá nhân như lập ngân sách hay theo dõi tài chính. Một trong những khách hàng của bà luôn cảm thấy xấu hổ và né tránh các vấn đề về tiền bạc vì không biết cách quản lý. Lý do đơn giản là vị khách này chưa bao giờ học về điều này cả.

Mọi người thường nghĩ rằng khi trưởng thành, bạn sẽ biết cách tiêu tiền nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác.

Thừa nhận bạn không biết lập ngân sách và phải cần đến sự trợ giúp của chuyên gia là điều hoàn toàn bình thường.

Tôi sẽ bắt kịp bằng cách tiết kiệm nhiều hơn sau này

Cái cớ này, là anh em với số 4 ở trên, thường được sử dụng nhiều nhất khi bạn thấy khó lòng chấp nhận trì hoãn hưởng thụ. Thường ẩn bên dưới logic này là việc thiếu kỷ luật tự giác trong chi tiêu.

Bạn muốn mua bây giờ và trả giá cho chuyện đó sau. Bạn trì hoãn lần hồi các quyết định khó khăn vốn trùng hợp với lối sống vượt ngoài khả năng của bạn.

Bạn tạo nên câu chuyện thần tiên trong đầu rằng vào một ngày không xa, bạn sẽ thắt lưng buộc bụng và trở nên nghiêm túc về vấn đề tài chính cá nhân của mình và mọi việc sẽ tốt đẹp. Vấn đề là, bạn càng trì hoãn nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề tiền bạc, thì bạn càng có ít lựa chọn khi ngày ấy cuối cùng cũng đến.

Giải pháp:

Hãy thuê một chuyên gia hoạch định tài chính cung cấp một đánh giá công bình và độc lập tình hình tài chính cá nhân của bạn. Phân tích này sẽ làm rõ tình hình tài chính hiện nay của bạn và bạn cần phải làm gì để đạt được các mục tiêu tài chính. Bạn càng thực hiện bước này sớm chừng nào bạn sẽ càng sớm cảm thấy thanh thản tâm hồn về tiền bạc và cuộc sống chừng ấy.