Lào Cai liên kết sản xuất ngô bền vững

pv.

2015 là năm đầu tiên Lào Cai thực hiện chương trình Liên kết sản xuất ngô bền vững 2014-2015 trên địa bàn tỉnh. Đây là vụ ngô đầu tiên có sự liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng giống, doanh nghiệp thu mua theo mô hình liên kết giữa 4 nhà “Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân”.

2015 là năm đầu tiên Lào Cai thực hiện chương trình Liên kết sản xuất ngô bền vững 2014-2015 trên địa bàn tỉnh.
2015 là năm đầu tiên Lào Cai thực hiện chương trình Liên kết sản xuất ngô bền vững 2014-2015 trên địa bàn tỉnh.

Mỗi năm, toàn tỉnh Lào Cai trồng khoảng 36.500ha ngô, 1/3 sản lượng ngô của bà con làm ra được sử dụng để chăn nuôi, làm thức ăn trong những tháng giáp hạt, còn lại 2/3 bà con phải tự tiêu thụ, bán cho các thương lái thu gom, xuất khẩu đi Trung Quốc, nhưng giá cả bấp bênh, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Để giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngô bền vững, vụ ngô 2014-2015, Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam và Công ty TNHH MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm.

Vụ xuân 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam, Công ty Dekalb và UBND các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Si Ma Cai xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất ngô bền vững với quy mô 104,7ha/13 xã, thị trấn. UBND các huyện đã lựa chọn 19 điểm thực hiện mô hình với 244 hộ dân trực tiếp tham gia.

Bước đầu đánh giá mô hình thí điểm trồng ngô theo phương thức liên kết cho thấy, giảm ít nhất 30 công lao động trực tiếp/ha so với nông dân tự trồng (giảm công vận chuyển bắp ngô tươi từ ruộng về nhà, tẽ hạt, phơi, vận chuyển ra chợ bán...), số ngày công trên tương đương với giá trị 4,5 triệu đồng/ha.

Bên cạnh đó, người dân yên tâm trồng, bán sản phẩm bắp tươi cho doanh nghiệp, giá bán cao hơn giá thị trường từ 1 - 2 triệu đồng/tấn tại thời điểm mà thương lái thu mua. Mô hình liên kết sản xuất ngô thương phẩm tại các huyện vùng trọng điểm ngô của tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc tiếp cận với sản xuất ngô hàng hoá tập trung có sự tham gia chặt chẽ của 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông – Doanh nghiệp).