Phú Yên: Rau sạch tiêu chuẩn VietGAP khó tiêu thụ?

PV.

Trong khi cả nước lo lắng về rau bẩn, không tìm ra rau sạch để mua thì ở Phú Yên tiêu thụ thì rau Viet GAP lại chết đứng vì không tìm ra thị trường.

Phụ nữ xã Bình Ngọc (TP Phú Yên) trồng rau sạch
Phụ nữ xã Bình Ngọc (TP Phú Yên) trồng rau sạch

Được biết, từ năm 2011, UBND tỉnh Phú Yên đã công bố quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung với mục tiêu đến năm 2020 đạt diện tích canh tác lên 880 ha với sản lượng hơn 84.000 tấn nhằm đáp ứng 68% nhu cầu rau an toàn cho người tiêu dùng.

Trong quy hoạch, UBND tỉnh Phú Yên ưu tiên đầu tư cho 5 dự án sản xuất rau an toàn tại các xã An Phú, Hòa Kiến thuộc thành phố Tuy Hòa, xã Xuân Bình thị xã Sông Cầu; xã An Dân, huyện Tuy An và dự án sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Quang Bắc thuộc huyện Phú Hòa.

Trong quy hoạch, UBND tỉnh Phú Yên ưu tiên đầu tư cho 5 dự án sản xuất rau an toàn tại các xã An Phú, Hòa Kiến thuộc thành phố Tuy Hòa, xã Xuân Bình thị xã Sông Cầu; xã An Dân, huyện Tuy An và dự án sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Quang Bắc thuộc huyện Phú Hòa.

Tuy nhiên, cho đến nay ngoài 1,3 ha rau ở xã Bình Ngọc, hầu như các vùng rau trên địa bàn tỉnh chưa triển khai thực hiện, việc sản xuất rau đều do các hộ nông dân trồng tự phát nên khó kiểm soát về chất lượng an toàn vệ sinh.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Phú Yên đang xây dựng chuỗi liên kết sản xuất rau sạch, thực phẩm sạch…

Vùng rau xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa là vựa rau lớn nhất tỉnh Phú Yên, với diện tích trồng tập trung gần 40 ha. Từ năm 2011, tỉnh Phú Yên đã xây dựng tại đây một vùng rau an toàn được sản xuất theo hướng VietGAP với diện tích 1,3 ha và đã được Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 (Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp giấy chứng nhận VietGAP về sản phẩm rau ăn lá.

Những nông dân tham gia mô hình sản xuất VietGAP được tập huấn rất kỹ lưỡng nên đã nhanh chóng nắm bắt quy trình sản xuất với sản lượng hàng năm trên dưới 110 tấn. Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường các loại rau hầu như khó tiêu thụ.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Ngọc cho biết, sản xuất rau theo VietGAP thì người nông dân phải ghi chép nhật ký chăm sóc như ngày giờ bón phân, phun thuốc… Hầu hết thuốc sử dụng đều là chế phẩm vi sinh. Chính vì thế, chi phí 1 kg rau VietGAP cao hơn rau bình thường ngoài chợ từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg. Đây là mấu chốt vì sao rau VietGAP khó bán.

Ông Ngọc Anh nói thêm, ngoài quy trình chăm sóc, sản xuất rau VietGAP còn phải chịu chi phí kiểm nghiệm thường xuyên, rau phải rửa bằng nước sạch và bao bì nhãn mác nên chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành trên 1 kg rau cũng cao. Khi đến các bếp ăn tập thể chào hàng thì đều đón nhận những cái lắc đầu vì giá cả. Nhìn vùng rau của nông dân trồng theo tiểu chuẩn VietGAP mà bán bằng giá rau bình thường ở chợ thì làm sao mà nông dân sống được.

Không trụ được với rau VietGAP, nhiều nông dân ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Ngọc trở lại sản xuất rau an toàn. Ông Dương Văn Tâm, người trồng rau ở Bình Ngọc bộc bạch: “Nông dân mà ghi chép nhật ký thì vất vả lắm, nhưng khổ nhất là mình làm ra rau VietGAP lại không có ai mua vì giá cao nên bán với giá rau chợ. Người tiêu dùng tính toán như vậy thì ai mà trồng rau VietGAP nữa”.

Chính vì không tìm được đầu ra thích hợp nên ông Tâm đã chuyển 2 sào rau (mỗi sào 500 m2) sang trồng rau sạch. “Trước đây, nông dân đã tập huấn khá kỹ quy trình sản xuất rau VietGAP nên khi chuyển qua sản xuất rau sạch thì cũng thuận lợi, chỉ bỏ khâu ghi chép nhật ký. Rau sạch cũng lấy mẫu kiểm nghiệm thường xuyên nên vấn đề chất lượng vẫn đảm bảo như rau VietGAP”, ông Tâm tâm sự.

Tương tự, chị Huỳnh Thị Lành có 3 sào trồng rau chia sẻ: “Nông dân ở đây sống dựa vào vùng rau này. Nếu mình làm ăn bát nháo, gây ra ngộ độc thì khi cơ quan chức năng truy xuất nguồn rau sẽ ảnh hưởng rất lớn, ai mà dám mua nữa. So sánh với rau chợ, chúng tôi buồn thật nhưng đã làm ăn lâu dài thì phải uy tín để giữ thương hiệu rau Bình Ngọc”.