Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng

PV.

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Chính phủ, đến nay, ngành Nông nghiệp đã thực sự chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng

Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNt, qua 3 năm (2013-2015) triển khai thực hiện Đề án, Bộ đã thực hiện tái cơ cấu trong các lĩnh vực, cơ cấu sản xuất được rà soát, điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của cả nước và mỗi địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Về cơ bản, ngành Nông nghiệp đã thực sự chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ trong 3 năm, giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt tăng khá, trung bình tăng 2,6%/năm. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt năm 2015 ước đạt 83 triệu đồng. Cùng với đó, xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt duy trì ở mức 14,5 tỷ USD/năm; 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 7,5 tỷ USD. Hiện có 7 mặt hàng có vị trí xuất khẩu trên1 tỷ USD/năm như gạo, cao su, cà phê…

Lĩnh vực chăn nuôi cũng đạt kết quả đáng ghi nhận khi chăn nuôi công nghiệp cao đang có xu hướng phát triển mạnh với các tập đoàn kinh tế lớn trong và nước ngoài như TH Tru Milk, Hoàng Anh Gia Lai, Bình Hà, CP…

Một số tỉnh đã tổ chức liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến thị trường, trong đó DN là nòng cốt, xác định các chuỗi ngành hàng lợi thế của địa phương, đã xuất hiện một số sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu mạnh. 3 năm thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi tăng trưởng khá cao và chuyển đổi theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất trung bình 4,1%/năm (năm 2013 tăng 3,4%, 2014 tăng 4,6%, năm 2015 tăng 4,3%; quý I /2016 tăng 4,2%), đáp ứng cơ bản nhu cầu các loại thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và bước đầu cho xuất khẩu. Thị trường và giá cả các sản phẩm chăn nuôi ổn định, đảm bảo thu nhập cho người chăn nuôi.

Điểm nổi bật nhất trong kết quả tái cơ cấu phải kể đến là lĩnh vực lâm nghiệp với giá trị sản xuất tăng mạnh, đạt trung bình 6,57%/năm, (năm 2013 đạt 5,8%, 2014 đạt 10,1%, 2015 đạt 7,9%, quý I năm 2016 tăng 6,3%) vượt mục tiêu đề án đề ra là 5,5-65/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng trưởng mạnh, trung bình đạt gần 6,6 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 3,3 tỷ USD.

Tóm lại tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Trong 3 năm 2013-2015, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tooxcs độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đtạ 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,14%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỷ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỷ USD/năm.

Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 63,9% năm 2012, 64,7% năm 2013 và 67,8% năm 2014. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân (thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu, Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận, ngành Nông nghiệp còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nổi bật là kết quả tái cơ cấu mới chỉ tạo bước đầu và chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tăng trưởng của ngành chưa vững chắc. Nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, mức độ ảnh hưởng lớn tác động mạnh đến quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp….Đặc biệt, nhiều nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo. Đến nay còn 5 tỉnh chưa phê duyệt Đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương mình; một số địa phương tuy đã phê duyệt đề án, kế hoạch hành động nhưng triển khai trên thực tiễn chưa nhiều.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thị trường

Với quyết tâm tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, toàn ngành Nông nghiệp đã xác định ngay từ đầu năm 2016 và các năm tiếp theo tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhấn mạnh rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất phù hợp với lợi thế và diễn biến thời tiết, thị trường. Theo đó, căn cứ vào các quy hoạch tổng thể của ngành do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt, đề án tái cơ cấu lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, trồng trọt, chăn nuôi,...từng địa phương tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu sản xuất, xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đối với các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc theo điều kiện cụ thể để lựa chọn phát triển cây, con hàng hóa thay cho sản xuất tự cung tự cấp, xem đây là lối thoát căn bản để xóa đói giảm nghèo.

Bộ này cũng yêu cầu các lĩnh vực chuyên ngành cần tập trung phát triển theo định hướng phát huy lợi thế, nâng cao giá trị gia tăng. Riêng ngành trồng trọt, chăn nuôi chuyển hẳn từ hướng đạt mục tiêu về số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm. Ngành thủy sản tập trung cao hơn cho việc nuôi trồng các loại thủy sản là lợi thế và nâng cao hiệu quả khai thác, chú trọng hơn tới nâng cao hiệu quả và tính bền vững, thay vì nỗ lực đạt sản lượng ngày càng cao.

Đồng thời, Bộ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia để doanh nghiệp và người dân biết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời phát triển thị trường và bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, hiện nay để chuẩn bị Hội nghị Sơ kết 3 năm (dự kiến tháng 8/2016), Bộ đã và đang họp sơ kết tình hình thực hiện 12 đề án, kế hoạch chuyên đề. Đồng thời, đã có văn bản gửi các địa phương hướng dẫn tổ chức sơ kết 3 năm, tiến tới sơ kết toàn quốc.