Tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

PV.

Thời gian qua, tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn được ngành ngân hàng quan tâm nhằm thế mạnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Dư nợ tín dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long không ngừng gia tăng qua các năm.
Dư nợ tín dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long không ngừng gia tăng qua các năm.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của khu vực phát triển nhanh, bền vững, mang lại đời sống ấm no cho người dân trong khu vực.

Ngành Ngân hàng cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp và người dân trong khu vực để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu là thế mạnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, những năm qua, ngành Ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tín dụng cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Số liệu giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết, dư nợ tín dụng của vùng đồng bằng sông Cửu Long không ngừng gia tăng qua các năm, cụ thể tăng từ 271.556 tỷ đồng năm 2012, 302.794 tỷ đồng năm 2013 lên 334.146 tỷ đồng năm 2014 (chiếm khoảng hơn 9% so với tổng dư nợ tín dụng của cả nước).