Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “phi lợi nhuận” có được miễn giảm thuế?

Thanh Sơn

Tập đoàn Vingroup vừa công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận. Với việc phi lợi nhuận hóa hai thương hiệu đang phát triển tốc độ cao, có triển vọng lợi nhuận bền vững, cam kết dành 100% lợi nhuận cho xã hội liệu có được miễn thuế?

Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “phi lợi nhuận” có phải miễn giảm thuế? Ảnh internet
Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình “phi lợi nhuận” có phải miễn giảm thuế? Ảnh internet

Phi lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận

Phi lợi nhuận, tiếng Anh được viết là “non-for-profit” hay “not-for-profit” hoặc viết ngắn gọn là “non-profit” được hiểu chính xác là “không phân chia lợi nhuận cho các chủ sở hữu, cổ đông” mà lợi nhuận của nó được tái sử dụng cho mục tiêu của tổ chức. Bất cứ tổ chức nào, đáp ứng tiêu chí kể trên thì đều được coi là tổ chức phi lợi nhuận. 

Phi lợi nhuận là việc doanh nghiệp không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các cá thể hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu của đơn vị đó. Việc được xem có phải là tổ chức  phi lợi nhuận hay không phụ thuộc vào cách họ ứng xử với lợi nhuận, chứ không phải việc họ có lợi nhuận hay không.

 Rất nhiều người hiểu “phi lợi nhuận” là không có lợi nhuận. Cách hiểu này là không đúng, bởi lẽ có rất nhiều tổ chức tuy là phi lợi nhuận, nhưng lợi nhuận hàng năm của họ rất cao. Tại nhiều quốc gia, muốn được công nhận là Tổ chức phi lợi nhuận cần theo một quy trình rõ ràng theo luật pháp nước sở tại hoặc theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam các doanh nghiệp phi lợi nhuận được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động như các doanh nghiệp thông thường nhưng cam kết sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Tập đoàn Vingroup vừa công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận, cam kết dành 100% lợi nhuận cho xã hội.

Tập đoàn Vingroup cũng cam kết không thu hồi hơn 4.000 tỷ đồng đã đầu tư đến thời điểm hiện tại để xây dựng hệ thống Vinmec và Vinschool trên toàn quốc mà còn cam kết dành 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec và Vinschool để sử dụng cho việc tái đầu tư nhằm liên tục nâng cấp và phát triển hệ thống, cụ thể là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, trao học bổng, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế…

Điều này hoàn toàn không có nghĩa là người dân, người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ có chất lượng cao tại hệ thống này sẽ được giá rẻ hay miễn phí. Có điều kiện để hưởng các dịch vụ chất lượng cao mà không phải chi thêm tiền.

Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức này có được giảm thuế

Việc công bố chuyển đổi hệ thống Vinmec và Vinschool sang mô hình là “phi lợi nhuận” rất đáng hoan nghênh. Vì điều kiện hiện nay Nhà nước không thể một sớm một chiều cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho toàn xã hội được. Vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Việc xã hội hóa đã có nhiều thiết bị hiện đại, các ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh như chụp CT, cộng hưởng từ, siêu âm 4D, 5D, mổ Phacor, mổ tim hở, thụ tinh trong ống nghiệm..., được cung cấp đáp ứng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho một bộ phận nhân dân, có điều kiện chi trả. Góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập và cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh cho các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo một số giá dịch vụ của Vinmec thấy lưu viện phòng đơn (hạng tiêu chuẩn) sẽ là 3 triệu đồng một ngày/người chỉ mới bao gồm giá giường: 1,5 triệu đồng, phí chăm sóc y tế 1,5 triệu đồng; dịch vụ đẻ thường trọn gói giá lên tới 39.500.000/1ca sinh đơn.

Trong lĩnh vực giáo dục, sau 3 năm phát triển, Vinschool đã trở thành hệ thống giáo dục lớn nhất cả nước với 13.000 học sinh được hưởng điều kiện giáo dục ưu việt với triết lý giáo dục toàn diện và hiện đại. Cũng sau 4 năm đi vào hoạt động, hệ thống y tế Vinmec đã có 5 cơ sở tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long và 01 cơ sở đang xây dựng tại Đà Nẵng, tiến tới quy mô 10 bệnh viện và 1 trường Đại học Y trên toàn quốc vào năm 2020

Do vậy thu nhập cho những người ở hệ thống này như giáo viên, y bác sỹ cao so với mức lương trung bình ở những vị trí tương tự ở. Vì vậy nhà nước cũng sẽ không chấp nhận bất kỳ lý do gì như: Do chi phí cao nên lợi nhuận của trường giảm, lợi nhuận của bệnh viện dùng cho do hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận,  hoặc là âm (không phải đóng thuế do báo lỗ) hoặc là rất ít để không cần phải đóng thuế nữa.

Nhà nước khuyến khích xã hội hóa giáo dục và đặc biệt là xã hội hóa lĩnh vực y tế bên cạnh đó phải có cơ chế chính sách vừa để khuyến khích vừa để giám sát để minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận. 

Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng Cục Thuế - Bộ Tài chính cho rằng: “Việc một số người chấp nhận trả học phí cao, tiền khám chữa bệnh nhiều nhằm được hưởng dịch vụ chất lượng cao thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế cho nhà nước. Điều 46 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo cho nhà nươc. Các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận cũng là 1 pháp nhân và tất nhiên cũng phải tuân thủ pháp luật trong đó có cả quy định pháp luật về thuế”.