Doanh nghiệp và những điểm nghẽn

Theo Đầu tư

Những diễn biến gần đây của nền kinh tế cho thấy, các doanh nghiệp đang gặp phải nhiều điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ.

Thứ nhất, giá bất động sản của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh và hiện ở mức rất cao. Tốc độ tăng nhanh thể hiện ở các cơn sốt, đơn vị tính không phải bằng phần trăm, hay chục phần trăm, mà phải tính bằng lần. Tính lũy kế so với năm 1992, năm 2000, năm 2006 (trước các cơn sốt trước), khó có kênh đầu tư nào có tốc độ tăng giá có thể sánh được. Mức giá cũng thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các thành phố, thị xã,  đặc biệt là ở Hà Nội.

Điểm nghẽn giá bất động sản cao đối với doanh nghiệp được xét trên ba mặt.

Một là, có một lượng vốn của nền kinh tế đã bị hút vào lĩnh vực này, mà không được đưa vào các doanh nghiệp sản xuất.

Hai là, với giá thuê mặt bằng sản xuất - kinh doanh quá cao, khiến hiệu quả, sức cạnh tranh thấp.

Ba là, các doanh nghiệp nhà nước chiếm diện tích đất lớn, số tiền trả quyền sử dụng đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng với các loại hình kinh tế khác và rất dễ bị thất thốt khi cổ phần hĩa, do việc xác định giá thấp…

Thứ hai, điểm nghẽn về vốn. Lãi suất vay ngân hàng tuy đã giảm so với tháng trước, nhưng vẫn còn cao (cao hơn nhiều so với năm trước, cao hơn so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cao hơn so với mức lãi suất của các nước). Tăng trưởng tín dụng tháng 7 đã cao lên, nhưng sau 7 tháng mới bằng một nửa mức định hướng cả năm, trong đó tốc độ tăng dư nợ tín dụng tiền đồng lại chỉ bằng một nửa tốc độ tăng chung, bằng 1/5 tốc độ tăng tín dụng bằng ngoại tệ. Vay ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn của doanh nghiệp, với lãi suất cao sẽ làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm giảm.

Thứ ba, nhập siêu tuy đã ở mức thấp trong tháng 5 và tháng 6, nhưng tháng 7 lại cao trở lại, đưa mức nhập siêu 7 tháng lên 7,4 tỷ USD. Nếu không có biện pháp đồng bộ và quyết liệt, thì nhập siêu cả năm sẽ vượt 13 tỷ USD và là năm thứ tư liên tiếp nhập siêu ở mức 2 con số (tính bằng tỷ USD). Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, đây là đầu vào của sản xuất, nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại tiêu thụ trong nước, thì nhập siêu với quy mơ lớn, nhập siêu liên tục, nhập siêu trong thời gian dài như trên là "kẻ thù" của doanh nghiệp, bởi nĩ khiến thị phần tiêu thụ hàng sản xuất bị thu hẹp.

Thứ tư, hàng giả, hàng nhái, hàng buơn lậu trốn thuế, doanh nghiệp ma… hiện chiếm tỷ trọng không nhỏ, làm cho môi trường cạnh tranh kém lành mạnh, gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thứ năm, thủ tục hành chính đang được Chính phủ, các ngành, các cấp cải tiến theo hướng tiết giảm mạnh, nhưng vẫn còn khá nặng nề, vừa làm cho bộ máy hành chính cồng kềnh, giảm hiệu lực, hiệu quả, vừa làm tăng chi phí, tốn thời gian cơng sức, làm lỡ thời cơ của doanh nghiệp. Thứ sáu, ách tắc, tai nạn giao thông tuy đã được ngăn chặn, nhưng vẫn còn rất nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn một điểm nghẽn nữa là việc tuyển dụng lao động rất khĩ khăn, cũng gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp để giải toả các điểm nghẽn nêu trên.