Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0


Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới. Nguồn: internet
Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới. Nguồn: internet

Trong gần 10 năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Qua đó, góp phần tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tiếp tục được triển khai trong giai đoạn tới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mục tiêu trong giai đoạn tới là hỗ trợ đào tạo được ít nhất 200 chuyên gia năng suất, chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn và khoảng 5.000 cán bộ quản lý năng suất chất lượng của doanh nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất chất lượng.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp của Chương trình giai đoạn này chủ yếu hướng vào doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hệ thống, công cụ được lựa chọn là các hệ thống, công cụ đã áp dụng thí điểm ở giai đoạn I và được xác định là tương đối phù hợp với DN Việt Nam, các hệ thống, tiêu chuẩn bắt buộc theo yêu cầu của nước xuất khẩu và đặc biệt là các công cụ hỗ trợ tiếp cận đến sản xuất thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình cũng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng canh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; Tạo nguồn nhân lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng gắn với những đòi hỏi mới của Cách mạng công nghiệp 4.0.

Mục tiêu trong giai đoạn tới là hỗ trợ đào tạo được ít nhất 200 chuyên gia năng suất, chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn và khoảng 5.000 cán bộ quản lý năng suất chất lượng của doanh nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất, chất lượng, đây là nguồn lực tại chỗ đảm bảo thực hiện và duy trì các dự án cải tiến năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất, chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; đào tạo nhân lực quản lý, vận hành hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, kỹ năng sáng tạo và đổi mới, cải thiện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo nhận thức chung về năng suất, lợi ích của năng suất cho người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo trong khuôn khổ các Chương trình đào tạo hàng năm của Tổ chức Năng suất Châu Á về chuyển đổi thông minh như: internet vạn vật, phân tích dữ liệu lớn, chuyển đổi số, blockchain, sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, du lịch thông minh... và các khóa đào tạo khác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia.

Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ trong ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp: quản trị theo chuỗi sản xuất; quản trị nhà máy và quản trị từng cấu phần hoạt động của nhà máy; từng bước hình thành các mô hình quản trị thông minh, nhà máy số và tham gia các dự án cải tiến năng suất, chất lượng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các chương trình, dự án hỗ trợ của Tổ chức Năng suất Châu Á.

Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực; chứng nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, quản lý môi trường, quản lý năng lượng, quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và trách nhiệm xã hội phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực…

Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất, chất lượng trong giai đoạn tới là minh chứng cho chủ trương đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp trong mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.