Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai thỏa thuận hợp tác giữa các tập đoàn, tổng công ty trong việc ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau ngày 19/8 vừa qua, Bộ Công Thương cho biết, nhiều kết quả thiết thực đã được ghi nhận khi tổng giá trị hợp đồng giữa các bên lên đến gần 71.000 tỷ đồng.

Kết quả nổi bật như tiêu thụ mặt hàng quần áo bảo hộ lao động có giá trị khoảng 55,6 tỷ đồng; giấy in ram và giấy copy 165 tỷ đồng, máy thiết bị điện 4.164,4 tỷ đồng, thép xây dựng 5.200 tỷ đồng... Hoạt động này đã có tác động lan tỏa, tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước của các tập đoàn, tổng công ty ngày càng tăng cao (tại EVN lên đến gần 50% với xấp xỉ 40.000 tỷ đồng) và giúp các đơn vị giảm tồn kho hàng hóa, tăng thị phần. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác cũng khiến việc sản xuất của các doanh nghiệp (DN) sát với nhu cầu thị trường hơn, đổi mới tốt hơn và kích thích sản xuất.

Đến nay, có rất nhiều hợp đồng giá trị cao đã được ký kết như Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn ký các hợp đồng mua các sản phẩm dầu DO, dầu FO, hóa chất, đồng phục khối sản xuất, áo mưa quảng cáo, nhãn bia... với giá trị lên tới gần 356 tỷ đồng. Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam ký hợp đồng mua các sản phẩm dầu DO, FO đã sử dụng của Petrolimex có giá trị gần 14,8 tỷ đồng...

Thông qua việc thực hiện Thỏa thuận giữa các Tập đoàn, Tổng công ty đã góp phần giảm đáng kể các mặt hàng tồn kho của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng thị phần tại thị trường trong nước của các sản phẩm từ các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương. Qua đó, góp phần không nhỏ vào việc hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cũng tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo của các tập đoàn, tổng công ty cho biết, sau 2 năm triển khai thỏa thuận hợp tác ưu tiên dùng sản phẩm của nhau, nhiều DN đã tạo ra được chuỗi liên kết “khép kín” từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để giải phóng hàng tồn kho cũng như tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, mỗi đơn vịcần phải nâng cao năng lực của mình đểđáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng cao của các đơn vịbạn.

“Để các thỏa thuận hợp tác đi vào thực chất, các tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương cần ý thức đầu tư tốt hơn cho sản phẩm, nghiên cứu để giảm giá thành và đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng hóa” , Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

                                                                                 Bài đăng trên Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 8-2014

Cần hơn nữa những cuộc “bắt tay”

PV

(Tài chính) Sau hai năm thực hiện cam kết tiêu dùng hàng hóa lẫn nhau giữa các tập đoàn, tổng công ty, lợi ích mang đến cho các bên tham gia là tăng tỷ lệ nội địa hóa, giải phóng hàng tồn kho. Tuy nhiên, để phát huy tốt ưu điểm này, rất cần những cuộc “bắt tay” chặt chẽ hơn nữa...

Xem thêm

Video nổi bật