Cung chầu trực...

Xu hướng giảm lãi suất cho vay hiện khá phổ biến tại các ngân hàng, nguyên nhân một phần là theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ DN và nền kinh tế, phần khác vì ngân hàng muốn đẩy mạnh giải ngân trong bối cảnh nguồn vốn dư thừa.

Nhiều nhà băng hiện đang áp dụng mức lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhuận nhất cho các DN tiếp cận được với nguồn vốn, giải ngân một cách nhanh nhất.

Với hy vọng kích thích nhu cầu vay vốn của DN, các ngân hàng đã “tung” ra nhiều gói ưu đãi hấp dẫn. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dành 5000 tỷ cho vay ưu đãi DN nhỏ và vừa (DNNVV) với lãi suất giảm tới 3% so với lãi suất cho vay thông thường. Chương trình áp dụng cho khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có khả năng phát triển và đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành của VietinBank.

Vừa qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng dành tới 5.000 tỷ đồng triển khai chương trình hỗ trợ cho vay với lãi suất tối thiểu 11%/năm. Các sản phẩm vay vốn chủ yếu là cho vay mua nhà dự án và sản phẩm hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản, cho vay mua ô tô và sản phẩm hợp tác với các hãng xe, kinh doanh tài lộc. Đối tượng hưởng ưu đãi là những khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay đáp ứng các điều kiện vay vốn cụ thể theo gói hỗ trợ.

LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Kỳ hạn

Ngân hàng

Lãi suất

6-12 tháng

ACB

7,3% - 7,5%/năm

Sacombank

7,3%/năm

Techcombank

6,8% - 7,2%/năm

Trên 12 tháng

ACB

7,3% - 7,5%/năm

Sacombank

8,5% - 9%/năm

Techcombank

7,5%/năm

Nguồn: TC&ĐT tổng hợp

Nguồn cung ứng vốn của các ngân hàng đã sẵn sàng, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, các DN vẫn chưa thể tiếp cận được hoặc chưa dám tiếp cận nguồn vốn này vì hầu hết mức lãi suất giảm này chỉ áp dụng trong vài tháng đầu, sau đó sẽ thả nổi theo diễn biến thị trường. Ngoài ra, các gói lãi suất cũng hướng tới một bộ phận DN nhất định hay các khách hàng cá nhân, vay tiêu dùng, sửa chữa nhà là chủ yếu và với hạn mức tín dụng không lớn.

Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, với các đơn vị ưu tiên có các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, Eximbank sẵn sàng cho vay mức lãi suất ưu đãi 7-8% một năm. Tuy nhiên, ông Dũng thừa nhận, nợ xấu hiện nay vẫn là vấn đề đáng lo ngại của các nhà băng, nhất là trước diễn biến tình hình kinh tế còn khó khăn, sức khỏe DN chưa thể phục hồi. Do đó, dù rất muốn tăng trưởng tín dụng, Eximbank vẫn không thể buông lỏng khâu kiểm soát chất lượng.

Đồng quan điểm trên, một lãnh đạo của Vietcombank bộc bạch: “Không phải các ngân hàng không muốn đẩy mạnh cho vay. Lượng vốn dư thừa là áp lực phải trả chi phí huy động. Nhưng trong bối cảnh chung khó khăn thì cần phải đảm bảo an toàn hơn trong hoạt động”.

Cầu ở đâu?

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giấy Sài Gòn cho biết, lãi suất ngắn hạn mà DN đang vay dao động 11% chứ không thấp hơn. Ông cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm đáng kể so với 20-25% trước đây, nhưng vẫn còn cao so với sức chịu đựng của DN cũng như mặt bằng chung trong khu vực.

Lãnh đạo một công ty sản xuất thép cũng cho biết, để vay được mức lãi suất thấp như ngân hàng công bố, DN phải là những đối tượng nằm trong diện ưu tiên đặc biệt, phải đáp ứng các thủ tục chặt chẽ của một hợp đồng tín dụng. “Do vậy, không ít DN xứng đáng được vay lãi suất thấp nhưng vẫn phải vay lãi suất cao”, ông nói.

Trên thực tế, mức lãi suất thấp mà các ngân hàng thương mại đưa ra hầu hết chỉ áp dụng trong vài ba tháng đầu, sau đó lãi suất cho vay được thông báo là sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng hiện nay là quá khắc nghiệt, nhiều công ty không thể nào đáp ứng được...

Tìm sự đồng thuận

Rào cản lớn nhất đối với các DNNVV trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay chính là lãi suất. Lãi suất còn ở mức cao nên những DN có “sức khỏe” và dự án khả thi chưa muốn tiếp cận ngân hàng, bởi sức mua của thị trường giảm mạnh. Phần lớn các DNNVV hoạt động theo kiểu gia đình, nhiều DN không chứng minh được dòng tiền khi nào về và khi nào đi, khả năng đầu tư cũng yếu kém nên khó thuyết phục ngân hàng hỗ trợ vốn vay.

Ông Đặng Bảo Khánh, Tổng Giám đốc SeABank cho hay, để DN và ngân hàng tìm được tiếng nói chung, trước hết, DN cần phải tạo dựng niềm tin cho ngân hàng. Các DN cần mạnh dạn tái cơ cấu. Nếu không thể tái cơ cấu được, các DN cũng nên chọn giải pháp dứt khoát, xử lý khoản vay càng sớm càng tốt, không nên để vốn vay và vốn tự có mất, phải tạo lịch sử “sạch” cho DN. Như vậy, ngân hàng mới dám cho vay và hồ sơ vay vốn được xét duyệt nhanh chóng.

Để DN và ngân hàng tìm được tiếng nói chung, DN cần phải tạo dựng niềm tin cho ngân hàng. Các DN cần mạnh dạn tái cơ cấu. Nếu không thể tái cơ cấu được, các DN cũng nên chọn giải pháp dứt khoát, xử lý khoản vay càng sớm càng tốt, không nên để vốn vay và vốn tự có mất, phải tạo lịch sử “sạch” cho DN.

Ông Đặng Bảo Khánh,
Tổng Giám đốc SeABank

Bên cạnh đó, các DN cần chia sẻ thông tin, cởi mở hơn với các ngân hàng để có thể giãn nợ và tiếp cận vốn mới. Hiện nay vẫn còn nhiều DN không hợp tác với ngân hàng, có thái độ trốn tránh, điều này buộc các ngân hàng phải từ chối hỗ trợ vốn cho khách hàng và dùng biện pháp mạnh để xử lý thu hồi nợ.

Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng quản trị DongA Bank cho biết: Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN là các ngân hàng cần xem xét tiếp tục hạ trần lãi suất huy động, để lãi suất cho vay có thêm điều kiện giảm.

“Việc khống chế trần lãi suất cho vay là hợp lý vào thời điểm hiện nay. Còn về lâu dài thì cần bỏ trần lãi suất, tự do hóa lãi suất. Cần cứu sản xuất để giảm DN phá sản, tạo thêm thời cơ cho DN trụ lại và vượt qua khó khăn để tìm ra nhân tố phát triển. Khi lãi suất giảm, DN có cơ hội vay vốn và nhu cầu vốn của khách hàng tăng lên, trong đó có cả tín dụng cá nhân… tạo điều kiện để đẩy mạnh sức mua”, TS. Kiêm nhấn mạnh.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 9 - 2013

Cung - cầu chầu trực...

Nguyễn Huyền

(Tài chính) Trong khi ngân hàng rầm rộ tuyên bố hạ lãi suất cho vay, giải ngân nhanh nhất cho doanh nghiệp (DN) thì phần lớn DN vẫn loay hoay xoay tìm nguồn vốn để hoạt động. Cung – cầu vốn đã sẵn sàng, nhưng DN và ngân hàng vẫn chưa có được “cái bắt tay” để tìm tiếng nói chung.

Xem thêm

Video nổi bật