Đón trước làn sóng thứ hai

Thái Hằng

(Tài chính) Dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo Đầu tư và Công ty AVM Vietnam phối hợp tiếp tục tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên lần thứ 6 vào ngày 7/8/2014, tại Trung tâm Hội nghị White Palace, TP. Hồ Chí Minh. Mục đích nhằm tạo cơ hội kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động M&A thời gian qua và dự báo cho giai đoạn 5 năm tới.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Diễn đàn M&A 2014 lần này sẽ phân tích, đánh giá về làn sóng M&A thứ hai, nhận diện cơ hội đầu tư và kết nối các nhà dầu tư trong và ngoài nước nhằm khai thác các cơ hội đó, cũng như phân tích chiến lược M&A trên cơ sở kinh nghiệm thành công và thất bại qua các thương vụ M&A diễn ra trong thời gian qua.

Nét mới của Diễn đàn M&A Việt Nam năm nay là trong khuôn khổ bình chọn thương vụ M&A tiêu biểu, Ban Tổ chức sẽ tiên hành bình chọn các doanh nghiệp cồ phần hóa tiêu biểu nhằm vinh danh các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa thành công, đạt được hiệu quả trong sản xuất — kinh doanh, mô hình quản trị, tìm kiếm đối tác chiến lược, qua đó cổ vũ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2014 cho biết, đặc trưng chủ yếu của làn sóng M&A thứ hai trên thị trường Việt Nam được dự báo cho giai đoạn 5 năm tới là:

Thứ nhất, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A sẽ hoàn chỉnh hơn khi hàng loạt đạo luật quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ được sửa đổi, bồ sung như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bât động sản, Luật chứng khoán...

Thứ hai, đây sẽ là giai đoạn mà chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ diễn ra mạnh mẽ. Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, trong 2 năm tới, 432 tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn sẽ được cổ phần hóa, đồng thời Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung thêm các doanh nghiệp cần cổ phần hóa theo hướng giảm mạnh hơn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối.

Hiện tại các nhà đầu tư đang chứng kiến các cuộc IPO của nhiều doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn như Vietnam Airlines, MobiFone, các tập đoàn lớn như dệt may, xi măng, thép, các doanh nghiệp ngành giao thông - vận tải... Đây sẽ là nguồn hàng quan trọng cho các thương vụ M& A và lựa chọn dối tác chiến lược lớn.

Thứ ba, cùng với chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và thoái vốn ngoài ngành theo chủ trương của Chỉnh phủ cùng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A trong làn sóng thứ hai này.

Thứ tư, trong những năm tới, hoạt động M&A tại Việt Nam không còn mang tỉnh chất sự vụ, mà trở thành chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cả khối nhà nước lẫn tư nhân sẽ lựa chọn M&A là chiến lược tăng trưởng đột phá và bền vững.

Thứ năm, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân cừng với sự quan tâm của dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A tại Việt Nam sẽ góp phần tạo nên một làn sóng M&A mới.

Thống kê và phân tích từ nhóm nghiên cứu của Diễn đàn M&A cho thấy, Việt Nam đã trải qua làn sóng thứ nhất của các thương vụ M&A với tổng trị giá 15 tỷ USD (giai đoạn 2008 - 2013), đỉnh cao là con số 5 tỷ USD vào năm 2012. Được biết, làn sóng thứ nhất diễn ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp, kinh tế vĩ mô mất ổn định, thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc để tồn tại và vượt qua khủng hoảng. Thế nhưng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong giai đoạn này vẫn tăng trưởng 5 lần, từ 1 tỷ USD năm 2008 lên 5 tỷ USD năm 2013. Nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội, trở thành những tập đoàn mạnh như Masan, Kinh Đô, Vinamilk, Viettel…

Giai đoạn thứ hai 2014 - 2018 được kỳ vọng sẽ sôi động hơn với việc tăng trưởng về giá trị và số lượng thương vụ, ước đạt quy mô giá trị lên tới 20 tỷ USD. Các ngành dự báo sẽ có những thương vụ M&A gồm các ngành: Ngân hàng, sản xuất tiêu dùng, công nghệ thông tin, bất động sản, vận tải – logistic.