Đóng cửa hàng loạt trung tâm thương mại, Parkson báo lỗ 7 quý liên tiếp

Theo Vương Minh/thuongtruong.com.vn

Parkson mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý I/2018, với việc lỗ trước thuế 24 tỷ đồng trong quý I, Parkson chính thức đánh dấu quý thứ 7 thua lỗ liên tiếp tại thị trường Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Parkson Retail Asia - Tập đoàn sở hữu và vận hành chuỗi trung tâm thương mại Parkson tại Việt Nam mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý I/2018 niên độ 2017-2018 với kết quả không mấy khả quan. Với việc lỗ trước thuế 24 tỷ đồng trong quý I, Parkson chính thức đánh dấu quý thứ 7 thua lỗ liên tiếp tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, sau 3 tháng đầu năm, Parkson chỉ thu về khoảng 111 tỷ đồng doanh thu tại Việt Nam, giảm 11% so với cùng kỳ 2017. Trong khi giá vốn và các chi phí vận hành không giảm khiến tập đoàn này lỗ 24 tỷ đồng, cùng kỳ chuỗi trung tâm tại Việt Nam cũng khiến Parkson lỗ 20 tỷ.

Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu quý vừa qua giảm mạnh do Parkson đã phải đóng cửa trung tâm thương mại thứ 4 tại Việt Nam vào tháng 2 vừa qua là Parkson Flemington (TP. Hồ Chí Minh).

Đóng cửa hàng loạt trung tâm <a onclick='ga('send', 'event', 'trendings desktop', 'click','thương mại',1.00, {'nonInteraction': 1});' href='/thuong-truong/thuong-mai.html'>thương mại</a>, Parkson báo lỗ 7 quý liên tiếp

Đóng cửa hàng loạt trung tâm thương mại, Parkson báo lỗ 7 quý liên tiếp. Ảnh minh hoạ

Trước đó, tập đoàn này cũng đã đóng cửa lần lượt 3 trung tâm thương mại cỡ lớn khác bao gồm Parkson Keangnam tháng 1/2015, Parkson Paragon tháng 5/2016 và Parkson Viet Tower vào tháng 12/2016.

Với niên độ tài chính bắt đầu từ tháng 7 hàng năm và kết thúc vào cuối tháng 6 năm sau, lũy kế 3 quý của niên độ tài chính 2017-2018, Parkson đạt doanh thu khoảng 350 tỷ đồng tại Việt Nam và lỗ tới 48 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Parkson, doanh số của cùng một cửa hàng trong kỳ vừa qua cũng giảm tới 9,8% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường xuất hiện thêm nhiều nhà bán lẻ nước ngoài với các chiến dịch quảng bá, chiết khấu rầm rộ khiến Parkson không thể cạnh tranh.

Cổ phiếu của Parkson trên sàn chứng khoán Singapore trong một năm trở lại đây cũng biến động theo chiều hướng giảm giá dần và đang ở mức khoảng 0,07 USD/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường đạt 46,73 triệu USD, giảm khoảng 40% trong một năm qua.

Theo thống kê của Reuters, tăng trưởng doanh thu trung bình 5 năm gần nhất của Parkson Retail Group là -0,98%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 11,24%.

Theo các chuyên gia, việc Parkson luôn trung thành với mô hình hoạt động Department Store (tạm gọi là siêu thị bán lẻ hàng hiệu), đã khiến chuỗi siêu thị này lép vế hơn rất nhiều khi mô hình Shopping Mall hay Shopping Center quy mô lớn, hay còn gọi là trung tâm mua sắm, đáp ứng các nhu cầu, tiện ích cho khách hàng từ mua sắm với siêu thị tổng hợp cho đến ăn uống, vui chơi, xem phim.

Không chỉ khó khăn tại thị trường VN, báo cáo cho thấy ngành bán lẻ hàng hiệu cao cấp đang gặp nhiều khó khăn tại thị trường Đông Nam Á. Hiện ngay tại thị trường Malaysia, Parkson cũng đang kinh doanh với mức lỗ trước thuế gấp 3 lần so với thị trường VN, doanh thu tại đây lớn gấp 12 lần thị trường VN. Ba thị trường khu vực Đông Nam Á khác như Indonesia, Singapore, Myanmar cũng đang báo cáo thua lỗ.