Gii pháp ti ưu

Một trong những yêu cầu đặt ra là muốn tái cơ cấu DN thì phải xử lý dứt điểm các “lực cản” là nợ và âm vốn chủ sở hữu. Yêu cầu này là hết sức khó khăn với hầu hết các DN đang lâm vào khó khăn về tài chính và loay hoay tìm cách thoát khỏi “vòng luẩn quẩn”. Nút thắt này đã được DATC hóa giải bằng cách cơ cấu lại tài chính, xử lý nợ tồn đọng thông qua mua bán nợ, tái cơ cấu DN. Việc làm này đã mở ra lối thoát cho nhiều DN trước nguy cơ phá sản, hơn nữa còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Lợi ích mà DATC đem lại không chỉ cho bản thân với các DN khách nợ mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn.

Bằng giải pháp và phương thức cơ bản là tập trung vào hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu lại DN, DATC đã giúp các DN (mà DATC tham gia mua nợ) cơ cấu lại tài chính, bảo đảm có vốn tiếp tục hoạt động. Đặc biệt, Công ty còn giúp các DN đủ điều kiện để chuyển đổi sở hữu, tìm kiếm các đối tác, nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vốn, hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý cũng như phát triển sau khi được chuyển đổi sở hữu.

Tuy nhiên, không phải khoản nợ nào cũng được DATC lựa chọn để giải cứu. Với hệ thống tiêu chí như: DN có tiềm năng phát triển và có thể phát triển có hiệu quả nếu được hỗ trợ giải quyết những khó khăn tạm thời đang gặp phải; DN và các cơ quan liên quan sẵn sàng hợp tác với DATC trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm xử lý khó khăn cho DN, để DN tiếp tục tồn tại, phát triển có hiệu quả hơn; việc xử lý nợ phải mang lại những tác động tích cực đối với xã hội (như việc góp phần thúc đẩy quá trình sắp sếp lại, chuyển đổi sở hữu DNNN, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, ổn định chính trị - xã hội)...

Tất cả các khoản nợ, mọi phương án mua bán nợ và tái cơ cấu đều được DATC nghiên cứu kỹ để bảo đảm đạt được hiệu quả, không để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không có hiệu quả sau khi được tái cơ cấu.

Hiu ng tích cc

Kết quả mang lại từ những hoạt động nghiệp vụ mua bán nợ, tái cơ cấu DN đã được DATC minh chứng bằng thực tế. Các DN được DATC tái cơ cấu thành công đều đã kinh doanh có hiệu quả trở lại, khi các chỉ tiêu cốt yếu như: doanh thu, lợi nhuận, cổ tức, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động năm sau đều cao hơn năm trước.

Năm 2012, DATC đã tái cơ cấu được 9 DN, trong đó có 5 DNNN, 4 DN cổ phần. Trong bối cảnh cả nước sắp xếp được 21 DN, thì đây là con số hết sức ấn tượng.

Điển hình cho loại hình DN khách nợ này là Công ty cổ phần (CTCP) Đường Kon Tum (KTS), CTCP Mía đường Sơn La (SLS), CTCP Sadico Cần Thơ (SDG), CTCP 677, CTCP Intimex Nha Trang, CTCP Procimex Việt Nam, CTCP Cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long, CTCP Xây dựng vật tư vận tải…

Trong đó, KTS, SDG, SLS là những điểm sáng đáng lưu ý, bởi không những đứng dậy từ sự vỡ nát mà còn phát triển rất mạnh, niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán với giá trị cổ phiếu tăng xấp xỉ 3 đến 4 lần. Hoặc với trường hợp CTCP Kinh doanh và chế biến xuất nhập khẩu Ðà Nẵng (Procimex Ðà Nẵng) - DNNN chế biến thủy, hải sản xuất khẩu bị thua lỗ, mất hết vốn Nhà nước, không còn khả năng trả nợ, đã lâm vào tình trạng phá sản với tổng nợ phải trả là 80,9 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước tại DN đã âm 45 tỷ đồng. Chỉ sau hơn một năm được DATC xử lý tài chính và tái cơ cấu, Procimex Ðà Nẵng đã đạt lợi nhuận sau thuế trên 8,6 tỷ đồng, giá trị tài sản của DN tăng gần 11 tỷ đồng, lập quỹ dự phòng tài chính gần 500 triệu đồng…

Câu chuyện hồi sinh Nhà máy gạch Thiên Thạch lại mở ra một góc nhìn khác. Nhà máy gạch Thiên Thạch đã ngừng hoạt động từ năm 2005 với nợ vay ngân hàng tới 117 tỷ đồng trên tổng số 147 tỷ đồng nguồn vốn; nợ phải trả khác 34 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu Nhà nước âm gần năm tỷ đồng (tính tới hết 2006). Sau khi được DATC vào cuộc và phối hợp với các đối tác chiến lược khác, Nhà máy đã chuyển đổi sang mô hình CTCP có vốn điều lệ 25 tỷ đồng.

Năm 2008, Công ty đã hồi phục, phát triển và tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền máy móc thiết bị, xúc tiến việc đầu tư cải tạo nâng công suất, sau đó tiếp tục phương án đầu tư mở rộng nâng công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Điều đáng mừng là đại bộ phận người lao động của Nhà máy đã được mời trở lại làm việc với thu nhập ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương…

Trên phương diện lao động và việc làm, các DN tái cơ cấu đã không những duy trì sản xuất mà còn mở rộng được thị trường, nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết nhiều việc làm với thu nhập ổn định. Không chỉ những người lao động trực tiếp của DN được hưởng lợi mà hàng chục ngàn lao động gián tiếp (như hộ nông dân trồng nguyên liệu, nhân dân trong vùng) cũng được hưởng lợi theo từ các DN làm ăn hiệu quả.

Với 3 DN điển hình tại ba khu vực (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ) là: CTCP Mía đường Sơn La, CTCP Đường Kon Tum, CTCP Sadico Cần Thơ được DATC tái cơ cấu đã thực sự mang lại sức sống mới cho kinh tế địa phương. Cuộc sống của người công nhân, nông dần khấm khá, ổn định sẽ tạo hiệu ứng tốt cho các hoạt động khác như nâng cao đời sống, giáo dục, y tế, ổn định dân cư, ổn định an ninh - xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho các lao động gián tiếp tại địa phương. Với CTCP Mía đường Sơn La đã gián tiếp giải quyết việc làm cho 4.465 hộ sản xuất, tạo việc làm cho trên 16.000 lao động là đồng bào dân tộc trong vùng nguyên liệu; CTCP Mía đường Kon Tum tạo việc làm, thu nhập cho 2.000 hộ nông dân trồng mía vùng Tây Nguyên; CTCP Sadico Cần Thơ đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân với thu nhập cao…

Rõ ràng, việc làm của DATC là một trong những điển hình mới, cách làm mới có hiệu quả cao trong tiến trình đổi mới DNNN nói riêng, đổi mới DN nói chung ở Việt Nam hiện nay. Không những thế, thiết thực hơn nữa là đã góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ổn định chính trị ở các địa phương, vùng, miền, tạo cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống nhân dân.

Bài đăng trên Tài chính & Đầu tư số 6 – 2013

Hiệu ứng tích cực từ DATC

PV.

(Tài chính) Vướng mắc về tài chính, nợ xấu luôn là lực cản lớn đối với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Xử lý được vấn đề này sẽ tạo lực đẩy quan trọng cho tiến trình đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN). Thực tế, việc làm này đã được Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) kiên trì thực hiện từ nhiều năm nay và đã mang lại kết quả tích cực…

Xem thêm

Video nổi bật