M&A gia tăng, các công ty công nghệ "cá bé" về đâu?

Theo DoanhnhanPlus

2017 là năm của những công ty công nghệ lớn với 6 công ty giá trị nhất trên thế giới đến từ ngành công nghiệp này. Năm 2017 còn đáng chú ý với những thương vụ lớn trong lĩnh vực công nghệ và xu hướng này được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

Năm 2017, chỉ có 3 thương vụ công nghệ có trị giá hơn 5 tỷ USD liên quan đến người Mỹ trong vai trò là người mua hoặc người bán.
Năm 2017, chỉ có 3 thương vụ công nghệ có trị giá hơn 5 tỷ USD liên quan đến người Mỹ trong vai trò là người mua hoặc người bán.

Trong bối cảnh những gã khổng lồ công nghệ như Alphabet, Amazon và Apple ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm cũng như thị phần, thế hệ “đàn em” đang bị buộc phải xem xét liệu họ có thể phát triển một cách độc lập hay không. Không chỉ vậy, những gã khổng lồ đang chờ đợi sự cắt giảm thuế doanh nghiệp bắt đầu từ năm 2018 và điều này sẽ giúp họ mang lại một trong số vài tỷ đô la ở nước ngoài trở lại Mỹ với mức thuế suất thấp.

Theo ông Robert Townsend – đồng Chủ tịch của mảng mua bán và sáp nhập toàn cầu (M&A) tại Công ty luật Morrison & Foerster, thế giới công nghệ có một khoảng cách lớn giữa những công ty quy mô lớn với những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Và ở thế giới đó, sẽ thật không thoải mái nếu một công ty không thuộc vị trí hàng đầu.

Năm 2017, chỉ có 3 thương vụ công nghệ có trị giá hơn 5 tỷ USD liên quan đến người Mỹ trong vai trò là người mua hoặc người bán. Đó là thương vụ bán mảng bộ chip nhớ của Toshiba cho Bain Capital, Intel mua lại Mobileye và Marvell mua lại Cavium. Thương vụ có giá trị lớn nhất trị giá 103 tỷ USD giữa 2 đối thủ cạnh tranh là Broadcom và Qualcomm đã không thành công hồi cuối năm. Con số của năm 2017 có sự tụt giảm lớn so với năm 2016 khi có tới 12 thương vụ công nghệ trên 5 tỷ USD thành công. Năm 2015, con số này đạt 8 thương vụ.

Ông Townsend cho rằng, trong tương lai, các giao dịch với giá trị lớn hơn sẽ ngày càng trở nên phổ biến và những thương vụ có thể được thực hiện tại các lĩnh vực mà người ta không ngờ đến. Ví dụ như Google đang đẩy mạnh hoạt động của mình trong dịch vụ điện toán đám mây và tự động hóa hay Amazon đang di chuyển sang việc mua bán truyền thống thông qua việc mua lại Whole Foods.

Sự thống trị của các tập đoàn công nghệ đã giúp “làm mát” hoạt động IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu). 2 năm vừa qua chứng kiến tốc độ phát hành cổ phiếu chậm nhất kể từ năm 2009.

Ngoài sự quan tâm đến các nền tảng công nghệ lớn, các doanh nghiệp khởi nghiệp còn có thể sử dụng một lượng vốn lớn đến từ các nguồn tài chính mới như quỹ Vision Fund trị giá 100 tỷ USD của Softbank và điều này sẽ giúp họ tự phát triển trong khoảng thời gian gần hơn.

Bên cạnh đó, xu hướng thâu tóm các công ty khởi nghiệp ngày càng nhiều hơn thay vì những công ty đã phát hành cổ phiếu. Những doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn lớn dường như sẵn sàng chi tiền hơn cho những nơi còn ít người biết đến để mở rộng cũng như thúc đẩy phát triển. Do đó, năm 2018 được dự báo sẽ chứng kiến số lượng thấp kỷ lục của các đợt phát hành cổ phiếu.