Vietcombank: Vững vàng trong gian khó

PV.

(Tài chính) Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2012 và kế hoạch nhiệm kỳ năm 2013-2018. Theo đó, đại hội đã thông qua các nội dung kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, thông qua tờ trình trích lập các quỹ, phân phối lợi nhuận; kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ năm 2013-2018; bầu Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát…

Đại hội cổ đông thường niên Vietcombank năm 2013 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng
Đại hội cổ đông thường niên Vietcombank năm 2013 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng

Vững vàng trong gian khó

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh toàn cầu đã tạo ra nhiều tác động xấu, đẩy nền kinh tế nước ta đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Vietcombank.

Báo cáo tại đại hội cổ đông thường niên năm 2013 cho thấy, tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2012 đạt gần 415 nghìn tỷ, tăng 192 nghìn tỷ so với thời điểm 31/12/2008, tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân ~17%/năm. Trong 5 năm qua, mặc dù cạnh tranh trong thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt, Vietcombank vẫn duy trì được mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2010 và 2012 tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%.

Riêng năm 2012, kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của của Vietcombank năm 2012 đạt 5.764 tỷ đồng, tăng 1,17% so với năm 2011; huy động vốn và dư nợ tín dụng hợp nhất tăng 15% - 25% so với năm 2011; tỷ lệ nợ xấu còn 2,4%, thấp hơn mức kế hoạch đặt ra ban đầu là 2,8% và so với 4% của năm ngoái. Tuy nhiên, báo cao cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả tăng trưởng trên, năm 2012 Vietcombank vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể: Lợi nhuận trước thuế ngân hàng chỉ hoàn thành 88% kế hoạch năm, tương đương 5.764 tỷ đồng. Dự kiến số phòng giao dịch và chi nhánh mở mới là 81, nhưng Vietcombank cũng chỉ đạt 13 địa điểm…

Nguyên nhân của việc “lỗi hẹn” các chỉ tiêu trên được ông Nguyễn Phước Thanh – Tổng giám đốc Vietcombank lý giải: Do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Điển hình là, môi trường kinh doanh năm 2012 không thuận lợi; lợi thế hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của nhà băng đang bị mất dần, thị phần có chiều hướng sụt giảm, nợ xấu vẫn có xu hướng tăng. Cùng với đó là Vietcombank chưa được khai thác hết để phát triển cơ sở, mạng lưới khách hàng và tiềm lực về thương hiệu…

Lạc quan vào tương lai

Trên cơ sở các kết quả đã đạt được từ năm 2012, riêng trong năm 2013, Vietcombank đặt ra các chỉ tiêu, kết hoạch cụ thể, dự kiến dư nợ và huy động tăng 12%; lợi nhuận trước thuế đạt 5.800 tỷ đồng, tương đương năm 2012; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tỷ lệ cổ tức 12%.

Trong giai đoạn mới (2013 – 2118) Vietcombank sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức hướng đến mô hình tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng hiện đại. Trong đó, giải pháp chiến lược bao gồm hoàn thiện bộ máy tổ chức đi đôi với tăng cường năng lực quản trị điều hành và năng lực kinh doanh. Chuẩn hóa mô hình Chi nhánh, hoàn thiện và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Hội sở chính. Phát triển mạng lưới giao dịch theo theo chiều rộng và theo chiều sâu, từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động ra thị trường quốc tế.

Ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tích cực xử lý các khoản nợ tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu. Linh hoạt trong công tác huy động vốn, tăng trưởng huy động vốn đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu. Đẩy mạnh việc đa dạng hóa kênh huy động vốn cũng như cấp tín dụng trong nước, mở rộng mạng lưới khách hàng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân bên cạnh việc giữ chân các khách hàng truyền thống. Sẵn sàng và chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế khi có điều kiện thông qua đồng tài trợ, vay lại,vay trơn, phát hành trái phiếu. Rà soát danh mục đầu tư góp vốn, tái cơ cấu phù hợp, chú trọng đến yếu tố hiệu quả trong đầu tư.

Song song với đó, Vietcombank cũng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập chung. Duy trì và từng bước mở rộng thị phần trong các dịch vụ ngân hàng truyền thống như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong nội bộ với việc tiếp thu công nghệ và các phương thức cung cấp dịch vụ tiên tiến.

Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong bộ máy cũng như hiệu quả phối hợp 02 giữa các bộ phận. Từng bước nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc thực hiện tổng thể các giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn tất các mô hình đo lường, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách và công cụ quản trị rủi ro thống nhất, tiên tiến.

Mặc dù còn nhiều nhận định, trước mắt nền kinh tế đất nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên với nền tảng vững chắc đã được tạo dựng trong nhiều năm qua Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cổ đông Vietcombank tự tin kỳ vọng sẽ tạo được nhiều đột phá trong những năm tiếp theo. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi năm 2013 đánh dấu một bước ngoặt lớn trên chặng được phát triển, khi Vietcombank chính thức thay đổi cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới, với nhiều nét đột phá mang một tầm vóc và vị thế mới.

Đó cũng là kết tinh của các giá trị cốt lõi: Sáng tạo (Innovative) để mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng; Phát triển không ngừng (Continuous) hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, là nguồn tài sản quí giá nhất và đáng tự hào nhất; Lấy sự Chu đáo - Tận tâm (Caring) với khách hàng là tiêu chí phấn đấu; Kết nối rộng khắp (Connected) để xây dựng một ngân hàng quốc gia sánh tầm với khu vực và thế giới; Luôn nỗ lực tìm kiếm sự khác biệt (Individual) trên nền tảng chất lượng và giá trị cao nhất; Đề cao tính an toàn, bảo mật (Secure) nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, cổ đông. Tất cả kết tinh nên thương hiệu Vietcombank với thông điệp cũng là cam kết xuyên suốt “Chung niềm tin vững tương lai” (Together for the Future).

Bên cạnh đó, niềm tin của cổ đông và khách hàng càng được củng cố khi đại hội đã bầu ra được Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát với số phiếu tín nhiệm cao gửi gắm vào các thành viên. Ban lãnh đạo mới cũng đã cam kết sẽ tiếp tục phát huy, tận dụng cơ hội, khơi dậy mọi tiềm năng để đưa Vietcombank phát triển vững mạnh. Như vậy, Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2013-2018 bao gồm: Ông Nguyễn Hòa Bình; Ông Nguyễn Phước Thanh; Ông Nguyễn Đăng Hồng; Ông Nghiêm Xuân Thành; Ông Yutake Abe; Ông Nguyễn Danh Lương; Bà Lê Thị Hoa; Bà Nguyễn Thị Dũng; Ông Phạm Quang Dũng; Bà Nguyễn Thị Kim Oanh. Đại hội cổ đông cũng thông qua đội ngũ lãnh đạo nhiệm kỳ 2013-2018, trong đó 99% cổ đông biểu quyết ông Nguyễn Hòa Bình tái nhiệm chức Chủ tịch. Vị trí Tổng giám đốc cũng tiếp tục được giao ông Nguyễn Phước Thanh đảm nhiệm.

Trong giai đoạn 2013 – 2118, Vietcombank sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức hướng đến mô hình tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng hiện đại. Trong đó, giải pháp chiến lược bao gồm hoàn thiện bộ máy tổ chức đi đôi với tăng cường năng lực quản trị điều hành và năng lực kinh doanh. Chuẩn hóa mô hình Chi nhánh, hoàn thiện và phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Hội sở chính. Phát triển mạng lưới giao dịch theo theo chiều rộng và theo chiều sâu, từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động ra thị trường quốc tế.

Ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tích cực xử lý các khoản nợ tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu. Linh hoạt trong công tác huy động vốn, tăng trưởng huy động vốn đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu. Đẩy mạnh việc đa dạng hóa kênh huy động vốn cũng như cấp tín dụng trong nước, mở rộng mạng lưới khách hàng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân bên cạnh việc giữ chân các khách hàng truyền thống. Sẵn sàng và chủ động tiếp cận thị trường vốn quốc tế khi có điều kiện thông qua đồng tài trợ, vay lại,vay trơn, phát hành trái phiếu. Rà soát danh mục đầu tư góp vốn, tái cơ cấu phù hợp, chú trọng đến yếu tố hiệu quả trong đầu tư.

Song song với đó, Vietcombank cũng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập chung. Duy trì và từng bước mở rộng thị phần trong các dịch vụ ngân hàng truyền thống như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong nội bộ với việc tiếp thu công nghệ và các phương thức cung cấp dịch vụ tiên tiến.

Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động của tất cả các cấp trong bộ máy cũng như hiệu quả phối hợp 02 giữa các bộ phận. Từng bước nâng cao vai trò của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc thực hiện tổng thể các giải pháp, trong đó chú trọng đến việc hoàn tất các mô hình đo lường, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách và công cụ quản trị rủi ro thống nhất, tiên tiến.