Các tập đoàn khổng lồ trên thế giới đã lớn lên như thế nào?

Theo CafeF/VCamp/Fast Coexist

Để có thể thực sự tạo nên khác biệt, các doanh nghiệp xã hội phải phát triển đến một quy mô nhất định, điều mà họ không phải lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện. Vậy họ có thể học được cách điều hành trên quy mô lớn ở đâu? Câu trả lời thật dễ hiểu - các tập đoàn lớn.

Nếu McDonald’s có thể đảm bảo hàng triệu nhân viên tại các cửa hàng của họ tạo ra hàng triệu chiếc Big Mac đúng tiêu chuẩn mỗi tuần thì liệu các doanh nghiệp xã hội có thể đảm bảo hàng trăm ngàn nhân lực của họ có thể đưa các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục đúng tiêu chuẩn đến với cộng đồng hay không?

Tất nhiên chiếc Big Mac thì không giống với giáo dục hay chăm sóc y tế nhưng nó là một ví dụ minh họa tiêu biểu cho 5 bài học từ các tập đoàn lớn mà các doanh nghiệp xã hội có thể áp dụng để đưa đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng nhất cho số lượng khách hàng lớn trong những hoàn cảnh khác nhau.

1. Thu hẹp quy mô

Đôi khi để mở rộng quy mô, trước hết bạn phải thu hẹp quy mô của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này là để đảm bảo bạn có thể thu mua nguyên vật liệu một cách dễ dàng cũng như chắc chắn nhân viên và các tình nguyện viên sẽ giữ cho chất lượng sản phẩm/dịch vụ luôn ổn định. 

Các tập đoàn khổng lồ trên thế giới đã lớn lên như thế nào? - Ảnh 1

Chiếc Big Mac là một ví dụ minh họa tuyệt vời cho định lý trên. Các bạn có biết rằng các cửa hàng của McDonald ở tất cả các quốc gia đều sử dụng nguyên vật liệu từ chính quốc gia đó không? Chuỗi cung cấp của McDonald hoạt động khép kín một cách bất ngờ và sử dụng các vòng phản hồi để đảm bảm chất lượng ổn định từ các nhà cung cấp cho đến khách hàng. 

Chìa khóa ở đây là việc tính toán chính xác độ phức tạp của việc tạo ra một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng ổn định, từ đó đưa ra những sự thay đổi cho phù hợp với từng quốc gia, từng địa phương. 

Ví dụ, những chiếc Big Mac ở Ấn Độ được gọi là Maharaja Macs, và chúng có nguyên liệu là thịt gà chứ không phải thịt bò. Nguyên lý này là nền móng cơ bản của phương pháp tiếp cận tương tự như thiết kế lấy con người làm trung tâm của hãng thiết kế nổi tiếng Ideo.

2. Xây dựng dựa trên nền móng của những hệ thống sẵn có

Các bạn có còn nhớ thời điểm mà sách là mặt hàng duy nhất của Amazon không? Sau khi BRAC – tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới - thành công trong việc thu nhỏ các dịch vụ liên quan đến y tế, giáo dục và nông nghiệp đến mức độ có thể đào tạo cho hàng trăm ngàn phụ nữ và hoàn toàn tin tưởng để họ cung cấp những dịch vụ ấy cho cộng đồng tại Nam Á và châu Phi; BRAC tìm đến những mạng lưới tài chính vi mô gồm những con người họ tin tưởng ở những nơi đó để áp dụng mô hình chi nhánh. 

http://cdn.tinhte.vn/attachments/amazon-jpg.1048186/
Lý do họ chọn những mạng lưới này không phải chỉ vì BRAC hiểu rõ những con người ở đó hơn những nơi khác, mà còn là vì những con người này cũng đã xây dựng được cho mình được hình ảnh lãnh đạo và lòng tin trong cộng đồng của họ.

3. Bồi dưỡng tài năng trong chính tổ chức của bạn

Tại Procter&Gamble, với mỗi vị trí công việc trong top 50 điều có 3 ứng viên xếp hàng chờ đợi và luôn sẵn sàng thay thế. Trong một công ty với quá nhiều các sản phẩm và nhãn hàng như thế, một đội ngũ ứng viên thay thế dồi dào còn hơn cả cần thiết. 

http://images.businessweek.com/ss/08/04/0418_cashrich_companies/image/procter_gamble.jpg

Đó cũng là chiến lược đưa đến cho các nhà lãnh đạo đang lên một cơ hội để phát triển và tỏa sáng hơn nữa. Với hệ thống thực tập sinh rộng khắp toàn cầu, P&G mở ra rất nhiều cơ hội cho nhân viên trở thành lãnh đạo một dự án.

Về phía Etsy, họ có chương trình đào tạo nội bộ dành cho các nữ kĩ sư phần mềm và đang đạt được những bước tiến nhất định. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những khác biệt về giới tính giữa số lượng lớn khách hàng là nữ và lực lượng kĩ sư gần như toàn nam của trang web này.

4. Quản lý quan hệ khách hàng

Khách hàng rất dễ tỏ thái độ tiêu cực về số lượng dữ liệu về họ mà các công ty lưu trữ và tỏ ra hoảng hốt mỗi lần họ phát hiện ra cách mà các công ty sử dụng những dữ liệu đó. Dù vậy, khả năng đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu lại chính là điều mà các doanh nghiệp xã hội, các nhà đầu tư đều đang mơ tới trong nhiều năm qua.

Các tập đoàn khổng lồ trên thế giới đã lớn lên như thế nào? - Ảnh 2

Với BRAC, số lượng thành viên trong chương trình Trao quyền và Hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên của họ đã đạt đến con số 275.000 trên 7 quốc gia và vẫn còn đang tăng lên, không ít người thắc mắc rằng trong 5 hay 10 năm tới thì có bao nhiêu người trong số đó đang là chủ các chi nhánh về sức khỏe hay nông nghiệp của BRAC, cũng như việc cuộc sống của họ đã thay đổi như thế nào. 

Và chúng ta chắc chắn không phải là những người có những thắc mắc như thế: BRAC và tất cả các cộng sự của họ như Nike Foundation, MasterCard Foundation và Whole Planet Foundation đều muốn biết những việc họ đang làm đang có tầm ảnh hưởng như thế nào và họ nên thay đổi ra sao trong tương lai.

5. Đừng nghĩ quá nhiều

App Store, Multitasking (chức năng cho phép các ứng dụng khác hoạt động trong lúc người dùng sử dụng một ứng dụng nhất định), GPS. Tất cả những tính năng điển hình của chiếc iPhone hiện tại thực chất không hề tồn tại trong phiên bản iPhone gốc. 

http://static.tapchitaichinh.vn/w640/images/upload/tranngocanh/2013_04_11/tinhte.vn_4d3ae88e9e1de_app-store-10b-c9bd6.jpg


Tất cả những điều kể trên là rất đáng để các doanh nhân xã hội và các tổ chức phi chính phủ suy ngẫm. Tuy nhiên họ cũng không nên quên mất rằng những ý tưởng quan trọng nhất thường sẽ không xuất hiện cho đến khi sản phẩm/ dịch vụ của họ thực sự xuất hiện trên thị trường.