DATC tọa đàm về tiếp nhận, xử lý nợ

PV.

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa tổ chức tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm và đề xuất giải pháp giải quyết một số vướng mắc trong công tác tiếp nhận”.


Tham dự buổi tọa đàm có đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp, các đồng chí Lãnh đạo Công ty, đại diện lãnh đạo của Trung tâm Hà Nội, 02 Chi nhánh và các Ban chuyên môn có liên quan đến công tác tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản của Công ty.

Buổi Tọa đàm đãtập trung vào traao đổi kinh nghiệm về công tác bàn giao tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ khi sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được DATC triển khai thực hiện trong hơn 10 năm qua.

Đồng thời, qua buổi tọa đàm đề xuất các giải pháp giải quyết vướng mắc cho Công ty để kiến nghị Bộ Tài Chính thông qua Cục Tài chính Doanh nghiệp.

Đại diện lãnh đạo Công ty, Phó Tổng giám đốc Hồ Văn Thám nếu qua những khó khăn, vướng mắc pháp lý đang tồn tại trong công tác tiếp nhận xoay quanh Thông tư 57/2015/TT-BTC và đề nghị các đơn vị có liên quan đóng góp ý kiến để làm cơ sở kiến nghị lên Bộ.

Cùng với những bướng mắc chung tại Thông tư 57/2015/TT-BTC, ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Ban tiếp nhận của DATC cũng đã nêu lên các vướng mắc cụ thể cần thảo luận để tìm giải pháp. Cụ thể:

-Vấn đề phối hợp cung cấp thông tin về doanh nghiệp có nợ và tài sản loại trừ;

-Việc phân loại nợ và tài sản loại trừ để bàn giao;

-Vấn đề tại nội dung văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

-Vấn đề xử lý tài sản mất mát, thiếu hụt trong quá trình giữ hộ;

-Vấn đề tiếp nhận khoản nợ có hồ sơ nhưng không có khả năng thu hồi;

-Vấn đề thu hồi nợ DNNN xử lý trước bàn giao và nợ khó đòi tiếp nhận.

Trước những vướng mắc nêu trên, đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp ông Phạm Hải An đề nghị DATC tập trung báo cáo những vướng mắc phát sinh trong thực tế và nếu có thể, đề xuất cách thức giải quyết để báo cáo Bộ.

Tại buổi Tọa đàm, đại diện lãnh đạo các Ban, Chi nhánh và trung tâm Hà Nội đã phát biểu nhiều ý kiến thực tiễn xoay quanh các khó khăn pháp lý xảy ra trong quá trình tiếp nhận tài sản loại trừ của doanh nghiệp.Cụ thể, một số văn bản quyết định của địa phương còn chưa thống nhất với Thông tư 57/2015/TT-BTC.

Theo ông Nguyễn Huy Lập, Ủy viên Hội đồng thành viên, đề nghị các đơn vị nên bám sát các văn bản hiện hành của Bộ làm căn cứ pháp lý để tránh xảy ra mâu thuẫn lớn.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị, ông Phạm Hải An cho rằng, một số ý kiến mang tính giải đáp và nhấn mạnh các nguyên tắc trong việc tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để thu hồi vốn cho nhà nước.

Ngoài những vấn đề vướng mắc trên, các đơn vị đã lần lượt chia sẻ kinh nghiệm về công tác tiếp nhận, cũng như làm rõ những khó khăn vướng mắc cần cơ chế phối hợp trong Công ty.

Một trong những vấn đề nổi bật là việc tăng cường công tác phối hợp giữa trung tâm, chi nhánh với Ban Pháp chế để tạo hiệu quả trong việc xử dụng công cụ pháp lý đối với các doanh nghiệp chây ỳ, không chịu hợp tác bàn giao nợ và tài sản.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng mong muốn được Ban Tiếp nhận có thêm hướng dẫn để cơ chế phối hợp được thuận lợi, nhanh chóng.