Thiết lập thành công

Trong hành trình 10 năm, mua bán nợ, tài sản tồn đọng, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) DATC đã khắc ghi nhiều dấu ấn tích cực cho nền kinh tế nói chung, cộng đồng DN nói riêng. Hàng trăm DN đứng bên bờ vực phá sản, khó khăn về tài chính đã được “giải cứu”, hồi phục sản xuất kinh doanh.

Tính đến hết năm 2013, DATC đã thực hiện tổng cộng 136 phương án mua bán nợ với giá trị khoản nợ theo mệnh giá là 10.172 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 2.996,6 tỷ đồng; đã thu hồi được 3.172,2 tỷ đồng, Đạt tỷ lệ thu hồi 106%. Nhiều DN thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, sau khi được DATC tham gia tái cơ cấu đã phục hồi và phát triển mạnh, như Công ty cổ phần Đường Sơn La (SLS), Công ty cổ phần Đường Kontum (KTS), Công ty cổ phần Sadico Cần Thơ (SDG) 2 năm gần đây luôn nằm trong top cổ phiếu các DN này có tỷ lệ sinh lời lớn nhất trên sàn niêm yết với EPS đạt từ 6.000 - 12.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt, 2 đơn vị SLS và KTS nhiều năm liền cùng với Công ty mẹ DATC nằm trong top 1.000 DN đóng thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam.

Dù bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước còn bị bao phủ nhiều khó khăn, nhưng năm 2013 DATC vẫn tạo ra được điểm sáng khác biệt. Đó là, Công ty đã phát hành và niêm yết thành công trái phiếu của DATC tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore với giá trị trái phiếu trên 626 triệu USD; Cùng với đó, phát hành thành công trái phiếu trong nước với số tiền là 3.574.720.700.000 đồng để xử lý 17,5 nghìn tỷ đồng của Vinashin nợ tại 19 tổ chức tín dụng trong nước.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, bằng nhiều nỗ lực, DATC tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên các mặt trận. Theo đó, tổng doanh số mua nợ, Công ty đạt 492,148 tỷ đồng, bằng 60,8% kế hoạch năm, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2013; Tổng doanh thu đạt 535,333 tỷ đồng, bằng 52% kế hoạch; tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ đạt 477,234 tỷ đồng, bằng 69% so với kế hoạch năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu từ xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận là 11,398 tỷ đồng, đạt 63,3% so với kế hoạch, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nước đạt 16,685 tỷ đồng, đạt gần 51% kế hoạch năm 2014

Tổng doanh thu 6 tháng của DATC đạt 535,333 tỷ đồng, đạt 52% kế hoạch năm 2014, tăng gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, tổng doanh số mua nợ 6 tháng đầu năm của DATC là 492,148 tỷ đồng, đạt 60,8% so với kế hoạch năm 2014, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Cùng với đó, hoạt động tiếp nhận nợ và tài sản tồn đọng loại trừ ra khỏi giá trị DN cũng được DATC thắp thêm nhiều điểm sáng. Kết quả là, DATC đã bàn giao, tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước của 11 DN, với giá trị tiếp nhận là 48,354 tỷ đồng. Trong đó, tài sản là 13,080 tỷ đồng và nợ là 35,274 tỷ đồng. Măt khác, Công ty đã phối hợp với các cơ quan thẩm định giá, đấu giá tài sản tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ tồn đọng loại trừ đã tiếp nhận của các DN. Theo đó, giá trị tiếp nhận đã xử lý là 48,324 tỷ đồng, doanh thu (giá trị thực tế thu hồi) là 11,398 tỷ đồng, đạt 63,3% so với kế hoạch năm 2014, tăng gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Vướng mắc cần tháo gỡ

Bên cạnh những kết quả đạt tích cực trong hành trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu DN, những năm qua DATC đã gặp không ít vướng mắc về chính sách, ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ. Cụ thể, việc chuyển nợ thành vốn góp của DATC mới chỉ “làm sạch” DN khách nợ. Để DN khách nợ trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh thì rất cần đến sự hỗ trợ về vốn. Dù có đủ nguồn vốn cho DN khách nợ vay, tuy nhiên, cơ chế lại không cho phép DATC dùng tiền nhàn rỗi để cho các DN vay hoặc bảo lãnh cho vay. Vì vậy, rất nhiều DN đã được “làm sạch” nợ nhưng vẫn không thể hoạt động do thiếu vốn. Tuy nhiên, cũng với những hoàn cảnh này, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng được phép cho vay.

Bên cạnh đó, cơ chế xóa nợ tương đương lỗ lũy kế đối với những DN khách nợ không âm vốn chủ sở hữu sau khi đã được DATC chuyển nợ thành vốn góp, hiện cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi nếu không thể xóa nợ thì các DN này rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng để phục hồi hoạt động. Cùng với đó, cơ chế quy định DATC phải áp lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước với đối tượng tái cơ cấu là DNNN. Đối với DN ngoài Nhà nước, mức lãi suất này sẽ được cộng thêm 1% và thường cao hơn lãi suất của ngân hàng thương mại. Do vậy, DN khách nợ thường không chấp nhận mức lãi suất này và không chịu xác nhận công nợ, làm ảnh hưởng đến kết quả tái cơ cấu.

Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa (VKP) là ví dụ điển hình cho thực trạng trên. Để tái cơ cấu DN này, DATC đã bỏ ra 71 tỷ đồng cùng một số nhà đầu tư tham gia chuyển nợ thành vốn góp. Tuy nhiên, hoạt động tái cơ cấu VKP đã giậm chân tại chỗ từ hơn 1 năm nay, vì không có vốn hoạt động. DATC và một số nhà đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc làm việc với một số cơ quan hữu quan để tháo gỡ khó khăn cho VKP và xin phép cho VKP được phát hành cổ phần dưới mệnh giá, khi DN không có thặng dư vốn. Tuy nhiên, cho đến nay khó khăn này vẫn chưa được giải quyết.

Theo đề xuất của các chuyên gia kinh tế, những vướng mắc trên cần xóa bỏ, mức lãi suất đầu tư nên thay đổi linh động theo lãi suất thị trường. Đồng thời, cần có cơ chế thông thoáng hơn, cho phép DN giảm vốn điều lệ tương ứng với phần lỗ lũy kế. Nếu không có cơ chế giảm quy mô DN khi thua lỗ thì DN đó sẽ phải “ôm” khoản lỗ và đến cuối cùng là phá sản…

Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, những thành quả của DATC đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2014 là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa khả năng, lợi thế, kinh nghiệm trong bối cảnh xử lý nợ xấu, tái cơ cấu DN hiện nay thì quy mô vốn của DATC còn hạn chế cũng khiến cho công tác tái cấu trúc DN chậm hơn mong đợi. Việc còn thiếu cơ chế hình thành và sử dụng quỹ tài chính đủ lớn để xử lý nợ xấu, hỗ trợ vốn cho DN tái cơ cấu là những vấn đề cần được khắc phục ngay trong thời điểm hiện tại.

                                                                                 Bài đăng trên Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 8-2014

Hành trình thắp sáng những thành công

(Tài chính) Vượt qua khó khăn, trong những năm qua Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã tạo ra được nhiều điểm sáng trong xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh điểm sáng, những vướng mắc về cơ chế, chính sách luôn là thách thức đặt ra với DATC…

Xem thêm

Video nổi bật