Microsoft ra mắt nền tảng dữ liệu toàn diện cho tương lai, phục vụ kỷ nguyên mới về hệ sinh thái siêu dữ liệu

PV.

(Tài chính) Ngày 15/5/2014, tại Hà Nội, Microsoft Việt Nam giới thiệu các giải pháp nền tảng dữ liệu mới bao gồm SQL Server 2014, Microsoft Azure Intelligent Systems Service (ISS) giúp kích hoạt Internet of Things (khả năng kết nối các thiết bị và kết nối vào Internet) và Analytics System Platform (APS), ứng dụng chi phí thấp để giải quyết xử lý siêu dữ liệu trong một khối (Big-Data-in-a-Box). Những giải pháp Microsoft mới này cung cấp các nền tảng dữ liệu toàn diện nhất cho các tổ chức đang cần khai thác các thông tin thường ngày giúp tạo ra các giá trị và cơ hội phát triển kinh doanh lớn mạnh hơn.

Những giải pháp Microsoft mới giúp cung cấp các nền tảng dữ liệu toàn diện nhất cho các tổ chức đang cần khai thác các thông tin thường ngày. Nguồn: internet
Những giải pháp Microsoft mới giúp cung cấp các nền tảng dữ liệu toàn diện nhất cho các tổ chức đang cần khai thác các thông tin thường ngày. Nguồn: internet

Lễ ra mắt nền tảng dữ liệu mới của Microsoft nằm trong khuôn khổ buổi hội thảo "Khai phá Sức mạnh Dữ liệu - Giải pháp Báo cáo cho Doanh nghiệp”, được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của các khách hàng doanh nghiệp lớn, các đối tác và đại diện các hãng thông tấn.

Trong hội thảo, Microsoft cũng chia sẻ kết quả nghiên cứu mới đây của IDC, chỉ ra rằng, tại Châu Á Thái Bình Dương nếu các công ty tiếp cận dữ liệu được toàn diện, họ sẽ có thêm 60% lợi nhuận từ tài sản dữ liệu tương đương 278 tỷ đô la Mỹ.

“Các quốc gia, các doanh nghiệp và cộng đồng đang sống trong một thế giới mà di động luôn đi đầu, điện toán luôn đi đầu, bao phủ bởi những công nghệ kết nối ngày càng gia tăng. Trong thế giới mới khi điện toán phổ cập, dữ liệu chính là nhiên liệu cho các hệ thống và dịch vụ thông minh, giúp cải thiện phong cách làm việc. Microsoft đưa đến một mô hình điện toán thông minh, mở ra một kỷ nguyên mới về môi trường trí tuệ hoàn thiện, nhờ đó các tổ chức và doanh nghiệp có thể khai thác lượng dữ liệu đồ sộ hiện có, tối ưu hóa các dữ liệu này phục vụ doanh nghiệp vận hành tốt hơn nữa”, Ông Phạm Xuân Hùng, Vụ Trưởng - Giám đốc Trung tâm Thông tin Giám sát Tài chính Quốc gia chia sẻ.

Được xây dựng cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của môi trường trí tuệ hoàn thiện, nền tảng dữ liệu toàn diện của Microsoft bao gồm những năng lực của “Internet of Things” mới, giúp khách hàng xây dựng được những phân hệ (block) cần thiết nhằm kết hợp toàn bộ dữ liệu, phân tích chuyên sâu để đưa ra được những quyết định phù hợp nhất.

Ông Bùi Đình Trường, Giám đốc khối Khách hàng chính phủ và Doanh nghiệp nhà nước, Microsoft Việt Nam phát biểu: "Dữ liệu chính là tài nguyên của doanh nghiệp, và Microsoft đang giúp các công ty tăng lợi nhuận trên chính những tài nguyên đó bằng cách kết nối dữ liệu xuyên suốt toàn bộ công ty, vào dữ liệu toàn cầu, làm dữ liệu phong phú hơn nhờ phân tích và đưa ra những thông tin chuyên sâu tiếp cận thật nhiều đối tượng trong thời gian ngắn nhất.  Mục tiêu của Microsoft là đưa lại những dữ liệu chuyên sâu từ siêu dữ liệu đến một tỷ người thông qua những công cụ sử dụng dễ dàng, có khả năng mở rộng và an toàn ở cấp độ doanh nghiệp".

Nền tảng dữ liệu toàn diện nhất cho dữ liệu tương lai

Microsoft mở rộng nền tảng dữ liệu nhờ các sản phẩm và dịch vụ mới, bao gồm:

Ra mắt Microsoft SQL Server 2014: Phiên bản mới nhất của giải pháp cơ sở dữ liệu được triển khai rộng rãi nhất trên thế giới, cũng là cơ sở cho nền tảng dữ liệu toàn diện mới của Microsoft, đưa lại hiệu năng đột phá cho các ứng dụng quan trọng. “Sử dụng công nghệ bộ nhớ trong, SQL Server 2014 có thể điều chuyển thông tin chuyên sâu từ mọi loại dữ liệu cho người sử dụng bất kỳ thông qua các công cụ quen thuộc như Excel, đồng thời là một nền tảng linh hoạt cho việc xây dựng, triển khai và quản lý các giải pháp, được triển khai  tại hạ tầng doanh nghiệp hay đám mây”, Bà Hoàng Song Nga, Phụ trách giải pháp Máy chủ và các Thiết bị, Microsoft Việt Nam cho biết.

• Bản xem trước giới hạn Microsoft Azure Intelligent Systems Service: Dịch vụ Azure mới giúp khách hàng nắm bắt “Internet of Things”, kết nối, quản lý và thu thập dữ liệu do máy tạo ra từ các bộ cảm biến hay thiết bị,  từ hệ điều hành bất kỳ theo phương thức an toàn.

• Ra mắt hệ thống Platform Analytics System (APS): Hệ thống APS tổ hợp cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server tốt nhất và công nghệ Hadoop vào một gói chi phí thấp giúp đưa lại Big-Data-in-a-Box (siêu dữ liệu trong một khối) tới khách hàng.

Các giải pháp mới, gồm toàn bộ những sản phẩm tiên tiến mới ra mắt trong vòng 1 năm qua, bao gồm Power BI for Office 365, giải pháp BI tự phục vụ dựa trên đám mây với khả năng đột phá về ngôn ngữ tự nhiên; Azure HDInsight cho công nghệ Hadoop tự điều chỉnh co giãn trong các đám mây; PolyBase kết nối dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc vào kho dữ liệu ; và Power Query for Excel, giúp mọi người dễ dàng khám phá dữ liệu – sẽ cung cấp các nền tảng dữ liệu toàn diện nhất, và biểu đạt kết quả trong thời gian thực tới người dùng.

IDC và khảo sát Microsoft về thông tin dữ liệu tại Châu Á Thái Bình Dương

Dữ liệu được coi là tiền bạc của doanh nghiệp hiện nay. Nghiên cứu do IDC thực hiện cho Microsoft ước tính rằng, các tổ chức toàn cầu có thể có thêm khoảng 1.6 ngàn tỉ đô la “cổ tức dữ liệu”. Nguồn thu này có được từ dữ liệu doanh nghiệp, tính theo doanh thu phụ trội, giảm đi chi phí và cải thiện năng suất trong bốn năm tới, thông qua việc tiếp cận toàn diện dữ liệu nhờ đó phân tích sâu sắc dữ liệu hơn nữa. Nghiên cứu được tiến hành trên hơn 2.000 tổ chức lớn và vừa thuộc 20 quốc gia trên toàn cầu. Ở châu Á Thái Bình Dương, “cổ tức dữ liệu” tiềm năng là 278 tỷ USD trong vòng bốn năm tới.

Theo khảo sát, các lĩnh vực đưa đến “cổ tức dữ liệu” là:

• 29 tỷ USD cho các tình huống giao tiếp khách hàng như sử dụng dữ liệu để cải tiến giao tiếp khách hàng, giữ lại khách hàng cho công ty, hỗ trợ khách hàng và tối ưu hóa bảng giá.

• 88 tỷ USD cho các kịch bản liên quan đến vận hành, như sử dụng dữ liệu trong các quy trình vận hành và tối ưu hóa vận hành, bảo trì thiết bị, vật tư và nhà máy hoặc cung cấp thiết bị, quản trị dây chuyền, hậu cần và các nhu cầu khác.

• 42 tỷ USD cho các mô hình đổi mới, ví dụ như sử dụng dữ liệu trong sản phẩm hoặc dịch vụ để cải tiến hoặc đổi mới; nghiên cứu và phát minh..

• 120 tỷ USD cho gia tăng năng suất, chẳng hạn như sử dụng dữ liệu về nguồn nhân lực, tối ưu hóa công nghệ thông tin, tuân thủ các quy định...

"Những khách hàng có cách tiếp cận toàn diện dữ liệu của doanh nghiệp sẽ có được cổ tức dữ liệu cao hơn so với những khách hàng có phong cách tiếp cận đơn lẻ. Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng nếu kết hợp các tập dữ liệu đa dạng, chia sẻ các phân tích mới và dữ liệu chuyên sâu cho nhiều người, vào đúng thời điểm, các doanh nghiệp trên toàn cầu có thể chạm tới cơ hội hàng nghìn tỷ USD trong vòng bốn năm tới", Ông Dan Vesset, Phó Chủ tịch Chương trình Siêu dữ liệu và các phân tích kinh doanh, tập đoàn IDC chia sẻ.