Regus mở trung tâm thứ 300 tại châu Á

PV.

(Tài chính) Regus - nhà cung cấp không gian làm việc linh hoạt lớn nhất thế giới, đã mở trung tâm làm việc mới tại Kyoto, Nhật Bán, đánh dấu trung tâm thứ 300 của Regus tại Châu Á. Với mạng lưới trung tâm đang phát triển mạnh tại Châu Á, Regus đang giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô làm việc linh hoat và hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa. Nguồn:internet.
Ảnh minh họa. Nguồn:internet.
Kể từ 2 trung tâm đầu tiên được mở tại Nhật trong năm 1998, Regus giờ đã có hơn 50 trung tâm tại Nhật Bản, từ Sapporo tới Aomori, từ Nagasai cho tới tận Fukuoka.  Sự phát triển nhanh chóng tại Nhật bản là một phần trong kế hoạch chiến lược của Regus nhằm xây dựng một mạng lưới các trung tâm trên khắp khu vực châu Á.
Cùng với các trung tâm Regus tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, những trung tâm này sẽ cho phép các công ty nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Nhật Bản hơn, bằng cách sử dụng các trung tâm này làm “đại bản doanh” để mở rộng độ phủ sang các thành phố khác tại Nhật Bản, hoặc xuất khẩu sang các thị trường mới trong và ngoài châu Á.
Sau cột mốc 300 trung tâm ở châu Á, Regus cũng đã lên kế hoạch mở thêm nhiều trung tâm mới tại Nhật Bản cũng như trong khu vực châu Á nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN), đồng thời giúp các DN đáp ứng các xu hướng mới như làm việc linh hoạt.  Các DN châu Á có thể sử dụng dịch vụ của Regus để cắt giảm chi phí thuê văn phòng và hoạt động linh hoạt hơn.
Ngoài ra, các văn phòng linh hoạt cũng giúp DN nâng cao năng suất của nhân viên, bằng cách cho họ thêm nhiều lựa chọn về thời gian và địa điểm làm việc.  Có khoảng 7 trên 10 doanh nhân Nhật cho rằng cơ chế làm việc linh hoạt giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, theo một nghiên cứu mới đây của Regus.
Ông Shingo Nishioka, Phó chủ tịch khu vực của Regus Nhật Bản cho biết: “Tôi rất tự hào khi được biết Nhật Bản được chọn để khai trương văn phòng thứ 300 của Regus tại châu Á.  Điều này đã phản ánh cam kết của Regus trong việc hỗ trợ nền kinh tế cũng như các doanh nhân Nhật Bản, cũng như sự tin tưởng của Regus vào tiềm năng phát triển tại thị trường Nhật Bản.  Các DN thuộc mọi quy mô, từ các DN mới thành lập tới các tập đoàn đa quốc gia đều sẽ hưởng lợi từ cam kết đầu tư của Regus tại Nhật Bản”.
“Đội ngũ những người làm việc “di động” hoặc “linh hoạt” đang ngày càng gia tăng tại châu Á, và chúng tôi đã sẵn sàng hỗ trợ tối đa bằng cách mang đến những sản phẩm, dịch vụ và địa điểm phù hợp để giúp họ thành công hơn trong công việc kinh doanh của mình.
Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại chủ chính của Việt Nam. Trong năm 2013, tổng giá trị thương mại song phương của hai bên đã cán mốc 25 tỷ USD, trong đó tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật là 13.6 tỷ USD .
Ông Serge Dupaux, Tổng giám đốc Regus Việt Nam cho biết: “Các hoạt động xuất khẩu đã đóng góp rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam, và thị trường Nhật Bản vẫn luôn được coi là thị trường hấp dẫn cho các sản phẩm xuất khẩu đến từ Việt Nam.  Trong quá khứ, do vướng phải rào cản chi phí thiết lập  văn phòng đại diện và chi phí liên lạc cao, chỉ một phần rất ít các DN Việt Nam có đủ tiềm lực để “khai phá” thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, rất nhiều rào cản đã và sẽ được gỡ bỏ.  Bất kỳ DN Việt Nam nào, kể cả các DNVVN đều có thể tận dụng mạng lưới hơn 50 trung tâm của Regus tại Nhật Bản, và xa hơn là hệ thống 300 trung tâm của Regus tại châu Á làm bàn đạp để xuất khẩu các sản phẩm của họ môt cách nhanh chóng và ít tốn kém hơn”.
Tại thị trường Nhật Bản, ước tính con số các nhân viên làm việc “di động” sẽ lên đến 38.6 triệu người, chiếm tới 65% tổng số người tham gia lao động vào năm 2015.  Đối với phần còn lại của châu Á/Thái Bình Dương, số lượng nhân viên di động sẽ lên đến 838 triệu người vào năm 2015 .