Thêm điểm nhấn trong xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp

PV.

Năm 2017 khép lại, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam tiếp tục ghi dấu những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Một trong những điểm sáng nổi bật là doanh thu mua, xử lý nợ xấuđạt gần 10.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 395 tỷ đồng... là tiền đề quan trọng để Công ty vững tin thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2018.

Năm 2017, bên cạnh việc tiếp tục tham gia tái cơ cấu các tổng công ty, DNNN gặp khó khăn như: Vinalines, Haprosimex, Công ty Thực phẩm miền Bắc
Năm 2017, bên cạnh việc tiếp tục tham gia tái cơ cấu các tổng công ty, DNNN gặp khó khăn như: Vinalines, Haprosimex, Công ty Thực phẩm miền Bắc

Điểm sáng trong mua, xử lý nợ xấu

Năm 2017, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam có nhiều thay đổi, Nghị định số 69/2016/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã mở đường cho sự ra đời nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực này.

 Mặt khác, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu bằng quyền thu giữ tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm thay thế cho hình thức xử lý bằng bán nợ, tái cơ cấu DN.

Điều này cũng đã mở rộng cơ hội cho DATC phát triển và đạt được một số kết quả tích cực trong năm 2017. DATC đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đặt ra trong năm, điểm sáng lớn nhất là Công ty đã mua, xử lý nợ xấu đạt gần 10.000 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 395 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, DATC tiếp tục khẳng định là công cụ hiệu quả của Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế, đóng góp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN.

 DATC đã khẳng định là tổ chức dẫn đầu trên thị trường mua bán nợ, là định chế tài chính tin cậy của các DN khó khăn trong việc xử lý nợ xấu gắn với khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh cho DN. Đồng thời, chủ động đẩy mạnh việc tiếp cận để xử lý nợ xấu cho các DN thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội DN...

Có thể nói, với vai trò là tổ chức lớn hoạt động mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực mua bán nợ, DATC đã không ngừng góp phần xây dựng và phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.

Tích cực tham gia  tái cơ cấu doanh nghiệp

Nợ xấu xuất phát từ khó khăn của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung, do đó, việc xử lý nợ xấu muốn triệt để cần gắn với tái cơ cấu DN và là nhiệm vụ đặc thù, trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động của DATC. Hiện nay, DATC là tổ chức chuyên nghiệp và có uy tín nhất trong công tác này. 2017 là một năm thành công của DATC trong công tác xử lý nợ xấu với giá trị nợ xấu được xử lý cao nhất từ trước đến nay.

Kết quả công tác xử lý nợ xấu, tái cơ cấu DN thể hiện trước tiên qua thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong năm 2017, bên cạnh việc tiếp tục tham gia tái cơ cấu các tổng công ty, DNNN gặp khó khăn như: Vinalines, Haprosimex, Công ty Thực phẩm miền bắc...

Mặt khác, DATC đã tham gia xử lý nợ xấu hỗ trợ nhiều tập đoàn, tổng công ty trong quá trình cổ phần hóa như: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty cao su Việt Nam...

Trong năm 2017, DATC đã phát huy thế mạnh, tập trung, quyết liệt triển khai công tác xử lý nợ xấu, tái cơ cấu DN. Ngoài việc việc tăng cường công tác mua bán nợ, DATC còn sáng tạo, đổi mới trong việc tái cơ cấu DN, thực hiện chia tách DN, giữ lại và tái cơ cấu những mảng hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó, DATC đã thực hiện hoạt động mua bán nợ, tái cơ cấu tại nhiều DN như Công ty Thực phẩm miền bắc, Công ty TNHH Vận tải Biển Đông, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam... giúp xử lý nợ tồn đọng trong nền kinh tế, phục hồi DN trở lại hoạt động bình thường.

Đồng thời, các hoạt động này của DATC cũng giúp Nhà nước thu hồi nợ đọng thuế và tăng thu cho ngân sách qua số thuế nộp mới hàng năm, giúp tái tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội địa phương.

 Ngoài ra, DATC cũng đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, từng bước tiếp cận với các phương thức xử lý tái cơ cấu của các nước trong và ngoài khu vực thông qua nhiều hoạt động đa dạng: Tham gia hiệp hội mua bán nợ IPAF, IGPI, tổ chức hợp tác với các tổ chức xử lý nợ của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... khẳng định vai trò tiên phong trên  thị trường mua bán nợ.