Có được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại địa phương khác?

Theo Chinhphu.vn

(Taichinh) - Công ty của bà Thảo Quyên có trụ sở ở quận 11, TP. Hồ Chí Minh. Vừa qua Công tycó 1 nhân viênnghỉ việc vì lý do cá nhân và đã chuyển hẳn về quê ở Thanh Hóa sinh sống. Hiện, công ty đã chốt sổ BHXH và gửi sổ về Thanh Hóa cho nhân viên này.

Người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định. Nguồn: internet
Người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định. Nguồn: internet

Bà Quyên hỏi,nếu nhân viên này muốn đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa thì có được không? Thủ tục đăng ký hưởng trợ cấp như thế nào?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Quyên như sau:

Theo quy định tại Điều 61 Luật Việc làm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp của Luật BHXH số 71/2006/QH11 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Điều 17 Nghịđịnh số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thìtrong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Theo quy định tại Điều 17 Nghịđịnh số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm: Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó; Sổ BHXH.

Như vậy, người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp theo các quy định nêu trên.