Châu Âu loay hoay tìm hướng đi mới cho đầu tư dài hạn

Theo Tiệp Nguyễn/nhadautu.vn

Với tình hình tăng trưởng kinh tế đang chậm dần tại nhiều nước EU cùng nguy cơ suy thoái của Đức, cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O'Neill cho rằng châu Âu nên cần phải quay lại với chính sách tài khóa.

Tình hình tăng trưởng kinh tế đang chậm dần tại nhiều nước EU. Nguồn: internet
Tình hình tăng trưởng kinh tế đang chậm dần tại nhiều nước EU. Nguồn: internet

Với lãi suất đang thấp kỷ lục và tăng trưởng toàn cầu tiếp tục giảm tốc, đang có một khoảng thời điểm tốt hiếm hoi cho các chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các nguồn tăng trưởng năng suất dài hạn. Câu hỏi ở đây là liệu các nhà hoạch định chính sách tại Đức hay những nước khác có nắm lấy cơ hội đang xuất hiện trước mặt họ hay không?

Hiện tại đang là quý cuối năm 2019 (và là của 1 thập kỷ qua), chỉ báo chu kỳ đang chỉ tới một nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm dần giữa một loạt những thách thức lớn mang tính cấu trúc. Có rất nhiều vấn đề phải giải quyết cùng lúc như biến đổi khí hậu, kháng thuốc kháng sinh (AMR), lão hóa xã hội, hệ thống lương hưu và chăm sóc sức khỏe, những mức nợ lớn và cuộc chiến thương mại đang diễn ra.

Nhưng có câu cách ngôn cũ nói rằng, không nên để lãng phí 1 cuộc khủng hoảng. Đức nằm trong những nước cảm thấy những hiệu ứng nặng nền nhất trong căng thẳng thương mại toàn cầu. Và các nhà hoạch định chính sách của nước này cuối cùng cũng thức tỉnh nhận ra những điều cần thiết để nâng cao năng suất, kích thích tài chính dựa trên đầu tư.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O'Neill.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Jim O'Neill.

Tương tự, giữa sự hỗn loạn gây ra bởi Brexit, Anh quốc cũng đang tìm kiếm những lựa chọn kích thích tài chính. Và, Trung Quốc cũng vậy, khi đang tìm kiếm những biện pháp để giảm thiệt hại do gián đoạn về thương mại và các kênh cung ứng.

Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới bắt đầu nhận ra rằng không khôn ngoan và cũng không khả thi khi cứ dựa vào những ngân hàng trung ương cho những hỗ trợ về chính sách kinh tế. Với môi trường lãi suất thấp hay đôi khi âm hiện tại, việc chuyển gánh nặng từ chính sách tiền tệ sang chính sách tài khóa ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định tiếp tục việc cắt giảm lãi suất và thêm một vòng nới lỏng định lượng nữa - một bước đi khiến cho việc bán hạ giá trong thị trường trái phiếu toàn cầu tăng tốc. Tuy nhiên, khi tuyên bố quyết định này, chủ tịch ECB Mario Draghi đã phản ánh lời kêu gọi của những nhà bình luận, thực hiện nhiều biện pháp thuộc chính sách tài khóa hơn.

Ông đã từng đúng khi làm điều này. Vậy, mọi người chỉ có thể tự hỏi ông đang mong muốn sẽ có được lợi ích gì khi tiếp tục theo đuổi việc nới lỏng định lượng, khi mà lãi suất siêu thấp đã thất bại trong việc thúc đẩy đầu tư hay chi tiêu tiêu dùng.

Khi tiếp tục nới lỏng định lượng, sẽ xuất hiện trở lại những chính sách tiền tệ trái quy ước đã được bắt đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2018, gây thêm những nỗi lo sợ về xã hội và chính trị vốn đang làm ưu phiền các nền dân chủ châu Âu. Sau cùng thì những lợi ích từ các chính sách trên hầu hết sẽ đổ dồn về những hộ giàu có, sỡ hữu những khoản tài chính lớn.

Ông Mario Draghi chủ tịch ECB đã quyết định tiếp tục việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng.
Ông Mario Draghi chủ tịch ECB đã quyết định tiếp tục việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng.

Trong khi đó, dữ liệu hàng tháng của Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của việc tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, với các mặt hàng xuất khẩu yếu đi cho thấy tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ đã khiến điều này xảy ra. Có lẽ bởi lý do này, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã nới lỏng chính sách ngăn cản đầu cơ vay nợ nội địa, nhằm tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng.

Tăng trưởng chậm dần tại Đức cũng tương tự. Do phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu, nền kinh tế Đức đang bên bờ vực suy thoái dù cho mức cầu nội địa rất ổn định (với những tiêu chuẩn thấp của Đức).

Ông Jim O’Neill đã nhiều lần tranh luận rằng nền kinh tế Đức không có tính cấu trúc như vẻ ngoài của nó và sự thay đổi trong chính sách mà nước này tập trung vào diễn ra quá chậm. Trong hơn một thập kỷ, Đức đã bám vào cơ cấu tài chính eo hẹp và tập trung chính vào việc giảm nợ chính phủ.

Nhưng hiện tại, các nhà hoạch định chính sách Đức đang nhận ra cần có một sự thay đổi. Lượng trái phiếu 10 năm của nước này ở dưới mức 0, tỷ lệ nợ công/GDP ở dưới 60%, thặng dư tài khoản vãng lai rất cao (gần 8% GDP), còn cơ sở hạ tầng của nước này thì đang hư hại dần. Kể từ năm 2008, thâm hụt tại khoản vãng lai của Mỹ giảm xuống một nửa, tới mức dưới 3% GDP, còn Trung Quốc hạ từ mức 10% GDP tới mức gần 0.

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Vì thế, nếu sự mất cân bằng trong thu chi quốc tế của Đức tiếp diễn, nó sẽ đe dọa tới sự ổn định trong cả khu vực eurozone.

Một sự mở rộng tài khóa lớn có thể bắt đầu đảo ngược lại xu hướng này. Nó cũng sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực đa dạ cho đầu tư tư nhân và tiêu dùng, từ đó tạo ra những cơ hội xuất khẩu cho các thành viên khác đang khó khăn của khu vực Eurozone.

Hơn nữa, một sự thay đổi trong cách tiếp cận chính sách tài khóa của Đức có thể mở ra cánh cửa cho việc nới lỏng các điều luật tài khóa của Eurozone. Các chính phủ châu Âu cần phải có lựa chọn theo đuổi một vai trò tích cực hơn trong nền kinh tế, để họ có thể đầu tư vào các nguồn tăng trưởng dài hạn và đưa tới quá trình cắt giảm lượng khí thải CO2.

Thủ tướng mới của Anh quốc, ông Boris Johnson đang phải giải quyết những thách thức về cấu trúc kinh tế dài hạn của miền bắc nước Anh.
Thủ tướng mới của Anh quốc, ông Boris Johnson đang phải giải quyết những thách thức về cấu trúc kinh tế dài hạn của miền bắc nước Anh.

Đối với Anh quốc, ngoài Brexit có 2 vấn đề cần chú ý. Đầu tiên, thủ tướng mới Boris Johnson đã có một diễn văn đáng chú ý tại Bắc Anh, gửi đi tín hiệu ông ủng hộ "một khu vực phía bắc mạnh mẽ" với hình mẫu phát triển hướng vào phương diện địa lý. Rất nhiều người coi hành động này là mánh khóe chuẩn bị cơ sở cho kỳ bầu cử sau của ông Johnson.

Nhưng rõ ràng, ông cùng các cố vấn cũng không nhẹ dạ tin rằng những lá phiếu có thể mua bằng cách dễ dàng như vậy. Bên cạnh đó, giải quyết những thách thức về cấu trúc kinh tế dài hạn của miền bắc và thúc đẩy năng suất quan trọng với nền kinh tế Anh quốc, hơn là quan hệ thương mại với EU - dù điều này cũng rất quan trọng.

Tiếp theo, Bộ trưởng Tài chính Anh, Sajid Javed gần đây đã dành thời gian xem xét lại về một sự thay đổi trong chính sách tài khóa của Anh quốc. Với lãi suất thấp, và biện pháp thu hẹp thâm hụt tài chính trong thập kỷ vừa qua, ông Javid tin rằng đây là thời điểm xác định những cơ sở hạ tầng nội địa lớn mà đất nước cần có.

Ông đã đề nghị một điều luật tài khóa mới nhằm phân biệt giữa các mức nợ, với sự loại trừ dành cho chi tiêu đầu tư. Với hoàn cảnh hiện nay, một điều luật như vậy sẽ có rất nhiều ý nghĩa không chỉ với Anh quốc, mà còn với EU, Đức và rất nhiều nước khác.