Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ?

Theo Hoàng Nam/cafeland.vn

Sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đánh thêm 10% thuế lên lượng hàng hóa trị giá 300 tỉ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, lập tức đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của Trung Quốc mất giá hơn 2%. Hiện tỷ giá USD/CNY đang giao dịch quanh mức 7,05 CNY/USD, mức cao nhất trong 10 năm qua.

Phải chăng sau chiến tranh thương mại sẽ đến chiến tranh tiền tệ?
Phải chăng sau chiến tranh thương mại sẽ đến chiến tranh tiền tệ?

Cùng với sự mất giá của CNY thì hôm thứ Hai vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc “thao túng tiền tệ”. Đây phải chăng là tiếng súng đầu tiên báo hiệu sau chiến tranh thương mại sẽ đến chiến tranh tiền tệ?

Trước năm 2006 Trung Quốc duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Từ năm 2006 đến nay chính sách tỷ giá của Trung Quốc linh hoạt hơn. CNY đã liên tục lên giá so với nhiều đồng tiền khác cho đến năm 2014 thì CNY bắt đầu giảm giá trở lại. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2018, CNY liên tục mất giá so với USD. Nguồn: Finance.Yahoo
Trước năm 2006 Trung Quốc duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Từ năm 2006 đến nay chính sách tỷ giá của Trung Quốc linh hoạt hơn. CNY đã liên tục lên giá so với nhiều đồng tiền khác cho đến năm 2014 thì CNY bắt đầu giảm giá trở lại. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2018, CNY liên tục mất giá so với USD. Nguồn: Finance.Yahoo

Chiến tranh tiền tệ là gì?

Chiến tranh tiền tệ (Currency war), được hiểu là việc các nền kinh tế tìm cách giảm giá tiền tệ của mình để tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và gây thiệt thòi các nền kinh tế khác. Về lý thuyết khi một nền kinh tế phá giá đồng tiền sẽ làm cho hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn khi xuất khẩu và làm tăng tính cạnh tranh. Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt hơn. Do đó, khi phá giá đồng tiền làm tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu qua đó giúp sản xuất trong nước phục hồi làm giảm thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Vào những năm 1931, Vương quốc Anh đã giảm giá đồng Pound khoảng 25%, để cứu nền kinh tế đang suy yếu. Việc giảm giá của Pound khiến nhiều quốc gia khác cũng phải phá giá đồng tiền của mình. Năm 1933, cuộc đại khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng đã phải phá giá mạnh đồng USD khiến các nước Bỉ, Pháp và một loạt quốc gia khác phải phá giá đồng tiền của mình để đối phó.

Chiến tranh tiền tệ: Phát súng đầu tiên đã nổ? - Ảnh 1

Sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia đã thành lập Hệ thống Bretton Woods để ngăn ngừa một chiến tranh tiền tệ như trong thập niên 1930 gây xáo trộn lớn cho các nền kinh tế trên thế giới. Hệ thống Bretton Woods bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và 44 quốc gia tham gia.

Theo đó, các quốc gia tham gia Bretton Woods quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce. Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng đôla.

Vào năm 1971, Mỹ rút khỏi chế độ tiền tệ Bretton Woods, với lý do là hệ thống này đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Mỹ và thế giới do lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Đồng đôla ngay lập tức hạ giá. Năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ngày nay, hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều được điều hành theo cơ chế tỷ giá thả nổi, tức là NHTW (Ngân hàng Trung Ương) không trực tiếp can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường mở để định hướng tỷ giá. Do đó tỷ giá giữa các đồng tiền thường biến động rất mạnh. Có những đồng tiền biến động tăng giảm đến 10-20% mỗi năm. Tuy nhiên, cũng có một số ít quốc gia vẫn duy trì tỷ giá gần như cố định hoặc thả nổi có kiểm soát như Việt Nam và Trung Quốc.

Ở những quốc gia kiểm soát tỷ giá, NHTW thường mua bán ngoài tệ trên thị trường mở hoặc sử dụng các biện pháp hành chính để duy trì tỷ giá biến động trong biên độ cho phép. Đối với những quốc gia này, việc tỷ giá biến động mạnh thường gắn liền với những biến cố kinh tế vĩ mô hoặc là sự chủ động từ phía cơ quan quản lý. Trong nhiều trường hợp, sự biến động mạnh tỷ giá do sự chủ động từ các cơ quan quản lý sẽ bị cáo buộc là “thao túng tiền tệ”.

Thời gian qua chiến tranh tiền tệ được nhắc đến khá nhiều. Các nước châu Âu và Mỹ thường cáo buộc Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ để dành lợi thế trong hoạt động thương mại. Chính châu Âu và Mỹ đã nhiều lần yều cầu Trung Quốc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ để giảm thiểu thâm hụt ngân sách cho châu Âu và Mỹ. Thực tế, CNY lại liên tục mất giá từ năm 2014 đến 2017 và lên giá trong năm 2018, nhưng hiện nay lại mất giá khá mạnh và đang ở mức yếu nhất trong 10 năm qua.

Leo thang “chiến tranh”

Tuyên bố từ Bộ Tài chính Mỹ “Sau quyết định mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ làm việc với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm loại bỏ đi lợi thế cạnh tranh được tạo ra do hành động mới nhất từ phía Trung Quốc”. Ngoài ra, tuyên bố trên cũng nhấn mạnh thêm rằng NHTW Trung Quốc có lịch sử dài thao túng tỷ giá đồng tiền và sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy.

Như vậy, nếu bị xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ, Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt về phía Hoa Kỳ và kể các tổ chức quốc tế như IMF và WTO. Một số biện pháp trừng phạt có thể là Trung Quốc bị xóa bỏ một số ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển. Hàng rào thuế quan hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu và châu Âu, Mỹ tiếp tục được dựng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Trung Quốc.

Nếu bị xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ, Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt về phía Hoa Kỳ và kể các tổ chức quốc tế như IMF và WTO.
Nếu bị xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ, Trung Quốc sẽ chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt về phía Hoa Kỳ và kể các tổ chức quốc tế như IMF và WTO.

Trên thực tế, ngay sau động thái phá giá của CNY hơn 2% vào hôm thứ Hai, thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Trong buổi sáng thứ Hai và thứ Ba tuần này, hầu hầu hết thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đều giảm rất mạnh. Tại Mỹ hôm thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 giảm gần 3%, chỉ số Nasdaq cũng giảm 3,5%. Đây là một trong những ngày giảm điểm mạnh nhất của thị trường này thời gian qua.

Về phía Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW – PBoC) đã có thông cáo giải thích về sự biến động giá CNY. "Tỷ giá CNY được điều hành theo cơ chế thả nổi có kiểm soát dựa trên cung cầu thị trường và tham chiếu với một rổ tiền tệ. Không hề có chuyện thao túng tỷ giá vì về bản chất, tỷ giá CNY là do cung cầu thị trường quyết định. Việc đồng CNY mất giá trong thời gian từ đầu tháng 8 tới nay là do sự tác động của các xung lực trên thị trường và phản ánh sự thay đổi của môi trường tỷ giá toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang".

Ngoài ra, PBoC cũng không quên chỉ trích Mỹ rằng “phía Trung Quốc rất lấy làm tiếc việc Mỹ coi chúng tôi là quốc gia thao túng tiền tệ. Quyết định này không tuân theo các tiêu chí định lượng do chính Bộ Tài chính Mỹ đặt ra. Đây là một hành động bất thường thể hiện chủ nghĩa đơn phương cũng như chủ nghĩa bảo hộ. Nó sẽ phá hoại nghiêm trọng các qui tắc quốc tế và tác động mạnh lên nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu".

Cuối cùng, PBoC cam kết vẫn liên tục cam kết giữ tỷ giá Nhân dân tệ cơ bản ổn định ở điểm cân bằng và có khả năng thích ứng.

Sau tuyên bố trên, đồng Nhân dân tệ cũng đã tăng giá trở lại hơn 1% và về mức quanh mức 7,05 CNY/USD. Có lẽ động thái “xoa dịu” từ phía Trung Quốc cũng đã làm cho chứng khoán phố Wall phục hồi khá mạnh trong phiên giao dịch thứ Ba. Mặc dù vậy, việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh và sự cáo buộc từ phía Mỹ có thể là phát súng đầu tiên khiến cho “Chiến tranh thương mại” sẽ chuyển sang giai đoạn mới “chiến tranh tiền tệ”. Đây sẽ là một kịch bản khá tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới trong tương lai.

Nguồn: Tradingeconomics
Nguồn: Tradingeconomics

Đồng USD mất giá so với 2 đồng tiền JPY (Yên Nhật) và THB (Bạt Thái Lan), nhưng lên giá mạnh so với AUD (Đô la Úc) và các đồng tiền EUR (Euro), GBP (Bảng Anh). Đồng Nhân dân tệ chỉ giảm giá 3,47% vẫn bị cáo buộc “thao túng tiền tệ” do Trung Quốc đang áp dụng cơ chế kiểm soát tỷ giá và bị Mỹ đưa vào “tầm ngắm”.