Covid-19 đang gây nhiễu các dữ liệu kinh tế toàn cầu

Huyền Nhung/MarketsInsider

Đại dịch Covid-19 đang gây rối cách thức tạo dữ liệu kinh tế, gây khó khăn trong việc xác định ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Khó đánh giá thiệt hại

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Covid-19 đang gây nhiễu các dữ liệu kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá chính xác thiệt hại do đại dịch gây nên và áp dụng các cách thức phục hồi cần thiết.

Trong một bài đăng vào hôm thứ Ba tuần trước, IMF cho rằng Covid-19 đã "phá vỡ việc sản xuất nhiều số liệu thống kê quan trọng", do đó có khả năng gây ra nhiều khó khăn trong việc hoạch định và đánh giá chính sách.

"Không có dữ liệu đáng tin cậy, các nhà hoạch định chính sách không thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của đại dịch đang gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế, và họ cũng không thể theo dõi sự phục hồi một cách đúng đắn."

Ý kiến trên của IMF được đăng tải vào thời điểm quan trọng đối với các nền kinh tế khi cho rằng số liệu Tổng sản phẩm quốc nội chính là dữ liệu để đánh giá mức độ thiệt hại do Covid-19 gây nên và cũng là dữ liệu cho các dự đoán trong tương lai. Đại dịch có khả năng đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái, với hầu hết các nền kinh tế lớn đã chứng kiến ​​những khủng hoảng đầu năm 2020.

Tại sao dữ liệu kinh tế bị sai lệch?

Thống kê cho thấy, có 3 lý do chính dẫn đến việc tại sao Covid-19 lại làm sai lệch dữ liệu kinh tế.

Thứ nhất, nhiều nhân viên của các cơ quan thống kê quốc gia đang làm việc tại nhà do cách ly, giãn cách xã hội. Theo phân tích của IMF, các nhân viên này thường thiếu các công cụ và dữ liệu cần thiết sản xuất và phổ biến các chỉ số kinh tế.

Chẳng hạn, khi tính giá bán lẻ thường đòi hỏi phải có mặt thực nghiệm trong các cửa hàng, nhưng việc phong tỏa do Covid-19 đã khiến việc đó trở nên khó khăn hơn.

Cũng theo IMF, việc khảo sát các doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất và đầu tư cũng gặp nhiều thcsh thức vì một số đã ngừng hoạt động hoặc không có đủ nguồn lực để trả lời các câu hỏi thống kê.

"Những gián đoạn này có nghĩa là dữ liệu về giá cả và sản xuất - thứ rất quan trọng để hiệu chỉnh chính sách tiền tệ và các biện pháp kích thích tài khóa - có thể sẽ bị trì hoãn hoặc phải ước tính dựa trên thông tin một phần."

Thứ hai, cách tiếp cận không nhất quán để ghi nhận hỗ trợ của Chính phủ cho người dân.

"Khi Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19, liệu đó có phải là một khoản đầu tư tài chính hay nó đang cung cấp các khoản trợ cấp không mang lại lợi nhuận như mong đợi?". Theo quan điểm của IMF, "Tùy thuộc vào câu trả lời, các nhà hoạch định chính sách sẽ có được những bức tranh khác nhau về thâm hụt ngân sách và nợ công".

Thứ ba, nhiều số liệu thống kê chính thức đã hết hạn tại thời điểm này.

"Nhiều số liệu thống kê truyền thống chính thức - ngay cả những số liệu có tần suất hàng tháng - không đủ tính cập nhật để giúp ích vào thời điểm này", IMF cho biết. Ngược lại, vai trò quan trọng của các chỉ số thay thế đã được công nhận trước đại dịch thì hiện nay chúng đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều.

Một số chuyên gia đã gợi ý về cách các quốc gia có thể giải quyết sự không đáng tin cậy của dữ liệu kinh tế của họ. Theo đó, sự gián đoạn dữ liệu đáng kể do đại dịch Covid-19 đòi hỏi các phương pháp thu thập dữ liệu và nguồn dữ liệu sáng tạo."

Đề xuất của IMF bao gồm ước tính giá trị tạm thời cho các thành phần dữ liệu bị thiếu bằng cách sử dụng các nguồn dữ liệu thay thế. Trong trường hợp giá cả bị thiếu do đóng cửa hàng, giúp thu thập dữ liệu qua cộng đồng Internet có thể là một giải pháp tạm thời.