Đơn hàng may gia công cho Trung Quốc tăng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Theo Xuân Thu

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến doanh nghiệp may mặc Trung Quốc quay lại thị trường chính nước này thay cho xuất khẩu.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến doanh nghiệp may mặc Trung Quốc quay lại thị trường chính nước này. Nguồn: internet
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến doanh nghiệp may mặc Trung Quốc quay lại thị trường chính nước này. Nguồn: internet

Khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8/2018, nhiều doanh nghiệp may quy mô nhỏ khu vực quanh trung tâm Hà Nội có lượng đơn hàng tăng mạnh từ Trung Quốc và cả Hàn Quốc. Nguyên nhân là do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến doanh nghiệp may mặc Trung Quốc quay lại thị trường chính nước này thay cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã quen với việc xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao, nên khi quay trở lại thị trường nội địa, họ phải tìm sang các thị trường lân cận để gia công với mức chi phí thấp nhằm hạ giá thành.

Theo một số người trong nghề may mặc, cách làm của các doanh nghiệp Trung Quốc là mang vải từ đất nước họ sang Việt Nam đặt gia công quần áo với chi phí rẻ hơn. Sau đó, họ đóng gói như hàng sản xuất tại Trung Quốc, xuất trở lại Trung Quốc và bán với giá gấp 2 - 3 lần. Những hàng “loại 1” đẹp nhất để dành bán cho thị trường nội địa hơn 1 tỷ dân, loại hàng “loại 2” kém chất lượng hơn được đưa về các chợ đầu mối ở Quảng Châu (Quảng Đông). Có khá nhiều thương lái người Việt sang mua lại về Việt Nam hàng “loại 2” này với giá 250.000 - 300.000 đồng/cái rồi bán với giá 500.000 - 600.000 đồng/cái ở các điểm bán lẻ có thương hiệu.

Chủ một doanh nghiệp may nhận xét: “Với cùng một mức giá 100.000 đồng/áo thì chất lượng gia công của Việt Nam đang cao hơn của Trung Quốc. Cụ thể là đường may và cách may đẹp hơn, chất lượng hoàn thiện tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét về sự đa dạng mẫu mã, loại vải và ánh màu của vải thì hàng Việt Nam lại không thể bằng được”.

Thực tế này khiến một số doanh nghiệp may quy mô nhỏ có dự định sẽ nhập vải từ Trung Quốc về, cắt may gia công tại Việt Nam, dán nhãn mác Trung Quốc rồi xuất trở lại các chợ ở Quảng Châu, hoặc bán qua các trang thương mại điện tử của Trung Quốc như Taobao.com.

Theo Dân Trí, khoảng cuối tháng 7, nhiều doanh nghiệp may mặc nhỏ còn dự định nhập hàng Trung Quốc về bán, do hàng thành phẩm Trung Quốc giá rẻ, chất lượng tốt, thì hiện nay doanh nghiệp Việt Nam thường nhận được đơn hàng dao động từ khoảng 5.000 - 10.000 áo sơ mi từ phía Trung Quốc. Vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt lại tìm hướng xuất thẳng trở lại Trung Quốc với mức giá cạnh tranh hơn.

Theo một số chuyên gia kinh tế, đây là một xu hướng mới đáng chú ý. Các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, hải quan, thuế cần theo dõi để giám sát và có giải pháp nếu có tình trạng thương nhân Trung Quốc hoặc các nước, để tránh mức thuế cao từ Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ lợi dụng, đưa hàng sang Việt Nam, sử dụng nhãn, mác hàng Việt Nam để né xuất xứ.