Không chỉ Trung Quốc, ông Trump còn có nhiều "nạn nhân" khác cho cuộc chiến thương mại của mình

Theo Linh Anh/ttvn.vn

Những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ cũng khó có thể thoát khỏi cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi nhằm giúp nước Mỹ "vĩ đại trở lại".

Những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ cũng khó có thể thoát khỏi cuộc chiến thương mại. Nguồn: internet
Những đồng minh thân thiết nhất của Mỹ cũng khó có thể thoát khỏi cuộc chiến thương mại. Nguồn: internet

Trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, ông Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh về việc đập tan những gì ông gọi là hoạt động thương mại không công bằng. Trở thành Tổng thống Mỹ, ông Trump đã hiện thực hóa điều này và đẩy nhiều đồng minh thân thiết và lâu năm của Mỹ vào một cuộc chiến thuế quan.

Ngoài Trung Quốc, từ Canada và Mexico đến Liên minh châu Âu cùng Nhật Bản đều có thể bị cuốn vào cuộc chiến thương mại của ông Trump. Khi cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo sắp tới, người ta lo sợ rằng ông Trump sẽ đẩy mạnh cuộc "thập tự chinh" để định hình lại các mối quan hệ thương mại của Mỹ, điều giúp ông lấy lòng các cử tri.

Tuy nhiên, chương trình nghị sự này của ông Trump đang gặp nhiều khó khăn, nhất là khi muốn tránh những thiệt hại cho nền kinh tế mạnh mẽ của Mỹ. Ông Trump sẽ phải quyết định có nên áp thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá 325 tỷ USD còn lại của Trung Quốc hay không. Hiệp định Thương mại Tự do bắc Mỹ cũng cần được phê chuẩn nhưng một số nhà lập pháp muốn ông Trump xóa bỏ thuế với thép và nhôm nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Ông Trump đã đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ EU. Bây giờ, Tổng thống sẽ phải quyết định xem ông có giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu từ khối này hay không. Dù là những đồng minh thân cận nhưng EU có thể trả đũa nếu bị Mỹ đánh thuế, điều sẽ làm rạn nứt mối quan hệ khăng khít lâu đời ở đôi bờ Đại Tây Dương.

Trung Quốc

Bắc Kinh đã nổ súng đáp trả việc tăng thuế của Mỹ. Theo đó, lượng hàng hóa nhập khẩu 60 tỷ USD từ Mỹ cũng sẽ bị nâng thuế lên 25%. Thời điểm hiện tại, Mỹ đang áp thuế với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh đánh thuế 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tồi tệ hơn nữa. Sau khi Trung Quốc trả đũa Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa đánh thuế lượng hàng hóa 325 tỷ USD còn lại từ Trung Quốc. Dù vậy, chưa rõ Mỹ có quyến định hiện thực hóa việc leo thang căng thẳng lên tới đỉnh điểm này hay không.

Ông Trump hy vọng rằng thuế quan sẽ buộc Trung Quốc phải khuất phục trong việc đàm phán thương mại. Tuy nhiên, xung đột càng kéo dài thì có thể làm tổn thương càng nhiều đến người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ. Nông dân Mỹ, những người ủng hộ quan trọng của ông Trump, đang chịu thiệt từ chính các hoạt động thương mại này.

Ngày nay, tình cảnh ở các vùng nông thôn của Mỹ đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Sự kiên nhẫn của chúng tôi đã đến giới hạn. Khả năng tài chính của chúng tôi bị ảnh hưởng và sự căng thẳng gia tăng sau nhiều tháng sống dưới những áp lực của cuộc chiến thương mại với mức thuế nông sản ngày càng tăng", ông John Heisdorffer, chủ tịch hiệp hội đầu nành Mỹ, nói.

Chính quyền Trump vẫn hy vọng có thể cứu vãn được một thỏa thuận thương mại. Hôm thứ 2, ông Trump cho biết ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản vào tháng tới. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin  thì nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán thương mại vẫn đang diễn ra.

Canada và Mexico

Năm ngoái, Chính quyền Trump quyết định mạnh tay với các nước láng giềng thông qua việc đánh thuế lần lượt là 25% và 10% với théo và nhôm nhập khẩu. Cả Canada và Mexico đều trả đũa việc đánh thuế của Mỹ.

Canada trả đũa bằng cách đánh thuế với hàng hóa xuất khẩu trị giá hơn 12 tỷ USD từ Mỹ, bao gồm rượu và nước si-rô. Mexico đánh thuế với lượng hàng hóa nhập khẩu hơn 3 tỷ USD từ Mỹ. Cả hai nước đều đang xem xét các biện pháp trả đũa mới để buộc Mỹ giảm thuế với nhôm và thép nhập khẩu.

Cả Mỹ và Mexico và Canada đều đang theo đuổi một thỏa thuận mới thay thế NAFTA mà ông Trump đã hủy bỏ.

Liên minh châu Âu

Mỹ và EU đang nỗ lực để tránh leo thang xung đột thương mại. Năm ngoái, khi ông Trump đánh thuế thép và nhôm nhập khẩu từ châu Âu, EU đã đáp trả bằng việc đánh thuế lượng hàng hóa nhập khẩu 2,4 tỷ USD từ rượu và xe máy của Mỹ.

Ngày 18/5 sẽ là hạn chót để Tổng thống Trump quyết định có áp thuế với ô tô châu Âu nhập khẩu vào Mỹ hay không. Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstroem nghĩ rằng ông Trump có thể sẽ hoãn đánh thuế vì còn phải tập trung vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, EU cũng đã chuẩn bị sẵn các sản phẩm Mỹ bị đánh thuế nhằm trả đũa cho việc xe hơi của khối này bị Washington áp thuế.

Chính quyền của ông Trump cũng hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với EU nhưng các quan chức đại diện cho khối nói rằng họ không muốn đàm phán dưới sự đe dọa thuế quan.

Nhật Bản và Vương quốc Anh

Chính quyền Trump phải xử lý các cuộc đàm phán thương mại khác khi họ cố gắng giải quyết xung đột với Trung Quốc, các nước láng giềng Bắc Mỹ và EU. Nhà Trắng hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thuowgn mại song phương với Nhật Bản để có thể tăng khả năng tiếp cận của nông sản Mỹ vào nước này và ngăn chặn việc Mỹ áp thues với xe hơi nhập khẩu Nhật bản.

Ông Trump thảo thuận trực tiếp với Nhật Bản sau khi rút nước Mỹ khỏi TPP-12. Tổng thống Trump cũng hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Vương quốc Anh. Tuy nhiên, Anh đang gặp nhiều chậm trễ trong quá trình rời EU, điều mà đáng lẽ phải hoàn thành vào cuối tháng 3 vừa qua. Vấn đề thương mại sẽ được ông Trump giải quyết trong chuyến công du nước Anh vào tháng 6 tới.