Kinh tế Trung Quốc: Những số liệu không công bố và nguy cơ tiềm tàng

Theo Thái Duy/doanhnhansaigon.vn

Với hơn 1.200 tỉ USD cần gia hạn trong năm nay, Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng đầu tư.

 Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng đầu tư. Nguồn: internet
Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng đầu tư. Nguồn: internet

Nợ nước ngoài của Trung Quốc đang tăng rất nhanh và việc đó nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn đối với cường quốc châu Á này và có thể là cả thế giới, Bloomberg nhận định.

Theo công bố chính thức từ phía Bắc Kinh, nợ nước ngoài tồn đọng của quốc gia này ở mức 1.900 tỉ USD. Đối với một nền kinh tế 13.000 tỉ USD thì đây không phải con số lớn. Tuy nhiên, những con số không được công bố lại nói lên một rủi ro đáng kể.

Theo báo cáo từ Daiwa Capital Markets hồi tháng 5/2018, nợ nước ngoài của Trung Quốc được ước đoán lên tới 3.000 - 3.500 tỉ USD.

Nói cách khác, tổng lượng nợ nước ngoài phải trả của nước này có thể vào khoảng 1.500 tỉ USD, sau khi hạch toán vay tại các trung tâm tài chính ở Hong Kong, New York và các đảo Caribe – những con số không được đưa vào công bố chính thức.

Hoàn cảnh hiện nay được đánh giá là không mấy có lợi cho Trung Quốc. Các doanh nghiệp của họ đang phải gấp rút vay USD, kể từ khi đồng CNY được dự đoán tăng giá và khoảng cách giữa lãi suất Mỹ - Trung đạt 3-5%.

Vay nợ nước ngoài từng rất rẻ và đi kèm nhiều khoản lời nhờ chênh lệch tỷ giá.

Hiện tại, lợi suất ngắn hạn đã giảm về gần mức 0 và đồng CNY cũng rớt giá mạnh trong năm qua.

Tái cấp vốn nợ bằng đô la đã trở nên khó khăn hơn, rủi ro cao hơn.

Không những thế, các chính sách của Bắc Kinh còn trầm trọng hóa sự tích tụ của nợ nước ngoài.

Để thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đã vay USD từ nhiều thị trường trên thế giới, nhằm tiếp tục cung vốn cho mọi thứ từ đường sắt ở Kenya đến các khu kinh doanh của Pakistan.

Với viễn cảnh 2019-2020 là cao điểm trả nợ, Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đồng USD. Để hoàn trả các khoản nợ của mình, nhiều doanh nghiệp của họ sẽ phải lựa chọn giữa hai cách giải quyết.

Một là rút tiền từ dự trữ ngoại tệ bắt buộc của ngân hàng trung ương, vốn là việc chính quyền Bắc Kinh không muốn diễn ra. Hai là mua vào USD từ thị trường quốc tế.

Cả hai lựa chọn trên đều sẽ gây ra một chuỗi hậu quả khôn lường.

Hiện chỉ có khoản 617 tỉ CNY (90 tỉ USD) được dự trữ tại Hong Kong để mua USD. Nếu Bắc Kinh muốn ép các doanh nghiệp để mang nợ về lại trong nước, họ buộc phải có dòng tiền chảy ra ngoài, để đẩy giá CNY xuống so với USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải cẩn thận trước các khoản đầu tư có liên quan tới Trung Quốc.

Các phương tiện tài chính của chính quyền địa phương, cũng như những đối tượng vay tiền từ dự án Vành đai và Con đường, được cho là trông thì có vẻ tự chủ, nhưng bất kỳ thay đối nào trong việc chấp thuận gia hạn nợ đồng đô la đều có thể tạo nên một đợt khủng hoảng đầu tư.