Mỹ - Trung và "chiến tranh lạnh" trong lĩnh vực "nóng"

Theo Cẩm Anh/enternews.vn

Trung Quốc hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi sự độc lập về công nghệ trong cuộc đối đầu mới với Mỹ.

Huawei, một trong những "nút thắt" của cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Nguồn: Internet
Huawei, một trong những "nút thắt" của cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Nguồn: Internet

Vừa qua, Google đã ngừng hợp tác với Huawei và dừng chuyển giao các sản phẩm phần cứng và phần mềm. Các nhà sản xuất chip bao gồm Qualcomm Inc., Xilinx Inc. và Broadcom Inc. đã thông báo đến các nhân viên rằng họ sẽ không cung cấp thiết bị cho gã khổng lồ Huawei Trung Quốc cho đến khi có thông báo mới.

Không chỉ dừng lại ở đó, các hãng chip gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom đã nói với nhân viên rằng họ sẽ không cung cấp linh kiện cho Huawei đến khi có thêm thông báo. Công ty Infineon Technologies AG của Đức cũng đã hạn chế các giao dịch với Huawei sau lệnh cấm của Mỹ.

Có thể thấy, đây là các động thái đã được dự báo từ lâu nhằm vào Huawei và Trung Quốc. Điều này đã từng diễn ra khi một tập đoàn công nghệ lớn khác của Trung Quốc là ZTE Corp bị cấm mua các sản phẩm của Mỹ sau khi từ bỏ thỏa thuận giải quyết các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt thương mại.

Nhân viên được yêu cầu tạm dừng các chuyến hàng cho đến khi các công ty của Mỹ có thể tìm ra những gì được phép giao dịch và những gì bị cấm. Nếu được thực hiện đầy đủ, hành động của chính quyền Trump có thể tạo ra những hiệu ứng gợn trên toàn ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu và gây tổn thương lớn đến ngành công nghiệp công nghệ của Trung Quốc.

Intel là nhà cung cấp chip máy chủ chính cho công ty Trung Quốc, Qualcomm cung cấp bộ xử lý và modem cho nhiều điện thoại thông minh của Huawei. Xilinx bán chip lập trình được sử dụng trong mạng và Broadcom là nhà cung cấp chip chuyển đổi, một thành phần quan trọng khác trong một số loại mạng máy móc.

Giới phân tích lo ngại động thái của các công ty Mỹ có thể khiến căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, châm ngòi cho cuộc "chiến tranh lạnh 2.0" kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi cả hai quốc gia đối đấu và chạy đua trong việc dẫn đầu về công nghệ, thay vì thống trị trong lĩnh vực hạt nhân hay ý thức hệ.

Điều này được phản ánh trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump, trong đó coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của chiến lược trên tất cả các mặt trận. Mỹ đang hạn chế mạnh mẽ việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm và theo đuổi việc đảm bảo sự thống trị của phương Tây trong các ngành công nghiệp chiến lược như trí tuệ nhân tạo và 5G. 

Trung Quốc có thể coi đây là một động thái chiến tranh và nỗ lực xây dựng một hệ thống sản xuất chất bán dẫn riêng. Thậm chí, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ cảm thấy rằng họ cần tăng gấp đôi các khoản đầu tư vào trí thông minh nhân tạo (AI), mạng 5G hay bất kỳ công nghệ nào khác

Điều này sẽ chia thế giới thành hai nửa. Ở một nửa thế giới, những chiếc xe không người lái được chế tạo bởi Yahoo và được kết nối bởi dịch vụ không dây Huawei. Những cư dân mua sắm trực tuyến trên Alibaba và sử dụng mạng xã hội WeChat. Trong nửa còn lại, những hoạt động đó sẽ được thay thế bởi các công ty như Amazon, Google, Facebook, Tesla và Ericsson. 

Bất kể bên nào có lập luận mạnh mẽ hơn, sự leo thang căng thẳng kinh tế, thương mại, công nghệ và địa chính trị là điều không thể tránh khỏi. Việc Mỹ công khai khiêu khích Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ có nguy cơ dẫn đến việc chuyển sang trạng thái thù địch lẫn nhau không có hồi kết.

Do đó, một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện có thể kích hoạt một giai đoạn mất cân bằng mới, hoặc ít nhất là một sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối kinh tế không tương thích. Trong cả hai trường hợp, thương mại hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ và dữ liệu sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

Hậu quả của một cuộc chiến tranh lạnh Trung-Mỹ thậm chí còn nghiêm trọng hơn những hậu quả của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Hơn nữa, Mỹ và Liên Xô giao dịch rất ít với nhau, trong khi Trung Quốc tích hợp hoàn toàn vào hệ thống thương mại và đầu tư toàn cầu và đặc biệt có sự đan xen lợi ích chặt chẽ với Mỹ.

Và cuộc "chiến tranh lạnh 2.0" lần này sẽ tác động rộng rãi hơn so với cuộc chiến thuế quan trước đây. Cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn tất cả các quốc gia khác sẽ chọn một trong hai, trong khi hầu hết các chính phủ sẽ cố gắng để duy trì mối quan hệ kinh tế tốt với cả hai.

Thực tế cho thấy, nhiều đồng minh của Mỹ hiện đang có mối quan hệ về thương mại và đầu tư với Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế tương lai nơi Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng kiểm soát quyền truy cập vào các công nghệ quan trọng như AI và 5G một cách riêng biệt, thì các quốc gia sẽ phải lựa chọn và thế giới cũng có thể bước vào một quá trình mất cân bằng lâu dài.

Dù muốn hay không, bây giờ chiến tranh lạnh công nghệ đã bắt đầu. Người chiến thắng đã lợi thế với đội ngũ chiến binh giỏi nhất, nhưng có khả năng cũng là người có khả năng chịu đựng nỗi đau thua lỗ kéo dài.