Năm yếu tố phá hoại kinh tế toàn cầu

(Theo Tamnhin.net)

Giáo sư Nouriel Roubini, một chuyên gia kinh tế hàng đầu trên thế giới dự đoán rằng thế giới sẽ phải hứng chịu "một cơn bão toàn diện" trong năm tới khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và gần như dậm chân tại chỗ, các nguy cơ địa chính trị phát triển nhanh và cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực đồng euro tăng tốc.

Năm yếu tố phá hoại kinh tế toàn cầu

Nouriel Roubini, Giáo sư tại đại học New York, người được gán cho cái tên "Dr Doom" (một thần thoại) khi dự đoán chính xác cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã nhấn mạnh rằng có 5 yếu tố cơ bản có thể phá hoại nền kinh tế toàn cầu.

1. Tình trạng ngày càng xấu đi của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu

2. Việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tại Mỹ có thể đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

3. Khả năng "hạ cánh cứng" của nền kinh tế Trung Quốc.

4. Suy thoái kinh tế ở các thị trường mới nổi.

5. Một cuộc đối đầu quân sự với Iran.

Theo Giáo sư Roubini, triển vọng ảm đạm của năm 2013 không phải là mới. Tuy nhiên, tình trạng sẽ trở nên năng nề hơn khi tăng trưởng chậm lại ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và sự bất ổn của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sẽ tác động đến toàn bộ các thị trường tài chính.

Giáo sư Roubini nhận định rằng vấn đề tài chính của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ lan rộng ra các nền kinh tế trên toàn cầu và Hy Lạp sẽ trở thành người đầu tiên phải rời khỏi khu vực đồng euro và tiếp tục kéo theo sự ra đi của các nước khác. Theo ông, đến cuối năm 2013 Tây Ban Nha sẽ phải nhận một gói cứu trợ lớn và không thể tham gia vào thị trường vốn trong 1 đến 2 năm tới, thậm chí người tiếp theo phải dời eurozone có thể sẽ là Tây Ban Nha.

Giáo sư Roubini cũng nhận định rằng thị  trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục xuống dốc và phải đối mặt với một sự điều chỉnh mạnh vào năm tới và khả năng can thiệp ngăn chặn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ là rất thấp. Ông dự đoán chỉ số Standard & Poor 500 sẽ giảm xuống mức 1.300 điểm vào cuối năm 2012. Đồng thời, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 2% trong năm 2013 cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao. 

Theo giáo sư Roubini, Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sẽ buộc phải lựa chọn một chính sách trái với thông lệ khi hiệu quả của việc nới lỏng định lượng - việc in tiền mua trái phiếu chính phủ, sẽ giảm dần theo thời gian. Ông nói: “Chính sách nới lỏng chỉ có thể nâng giá tài sản trong chốc lát bởi các yếu tố tiêu cực luôn giành ưu thế”.