Nền kinh tế bí ẩn Triều Tiên, nơi sản sinh ra đối thủ trong trận tới của U23 Việt Nam

Theo Quang Dân/nhadautu.vn

Khác với những đội bóng đang tham dự vòng chung kết U23 Châu Á 2020, đội tuyển Triều Tiên rất kín tiếng và mọi sự chuẩn bị của đội bóng này như nằm sau bức màn che phủ. Tương tự như bóng đá, Triều Tiên cũng là quốc gia có nền kinh tế bí ẩn nhất thế giới.

Khởi đầu giải đấu vòng chung kết U23 Châu Á 2020 với tư cách là đương kim Á quân năm 2018, U23 Việt Nam được các đối thủ rất dè chừng và “săm soi” vô cùng cẩn thận. Vì vậy, thầy trò Park Hang Seo có dấu hiệu bị bắt bài sau loạt trận rất khó khăn trước U23 UAE và U23 Jordan. Việc chỉ kiếm được 2 điểm sau hai trận hòa đã đưa thầy trò HLV Park Hang-seo vào cửa khó, chỉ có một chiến thắng đậm trước U23 Triều Tiên ở trận đấu cuối cùng, cộng thêm việc hai đội còn lại cùng bảng đấu không hòa nhau với tỉ số đậm, thì tuyển Việt Nam mới mới có thể tiếp tục vào vòng tứ kết.

Khác với những đội bóng đang tham dự giải đấu, U23 Triều Tiên rất kín tiếng và mọi sự chuẩn bị của đội bóng này như nằm sau bức màn che phủ. Tuy vậy, sau hai trận thua trước các đại diện Tây Á, 'sức mạnh' của U23 Triều Tiên đã bộc lộ rõ và không họ còn là ẩn số đáng lo ngại.

Tương tự như bóng đá, kinh tế Triều Tiên là một trong những nền kinh tế bí ẩn nhất thế giới. Họ ngừng công bố các thống kê chi tiết từ thập niên 60. Bốn thập kỷ qua, báo cáo ngân sách quốc gia hàng năm của nước này chỉ tiết lộ vài con số về nguồn thu và chi tiêu. Từ đầu những năm 2000, Chính phủ Triều Tiên thậm chí bỏ hẳn số liệu chính xác về từng khoản, chỉ giữ lại phần trăm thay đổi của mỗi lĩnh vực qua từng năm...

Kinh tế Triều Tiên đang gặp không ít khó khăn vì nước này không tồn tại cơ chế thị trường, đồng thời, thường gặp phải thiên tai như hạn hán, lụt lội, lạnh giá. Hơn bất cứ nước nào trên thế giới, Triều Tiên áp dụng chính sách điều hành kinh tế bằng những mệnh lệnh từ cấp cao, không chịu ảnh hưởng của thị trường. Ảnh: Reuben Teo
Kinh tế Triều Tiên đang gặp không ít khó khăn vì nước này không tồn tại cơ chế thị trường, đồng thời, thường gặp phải thiên tai như hạn hán, lụt lội, lạnh giá. Hơn bất cứ nước nào trên thế giới, Triều Tiên áp dụng chính sách điều hành kinh tế bằng những mệnh lệnh từ cấp cao, không chịu ảnh hưởng của thị trường. Ảnh: Reuben Teo

 

Do những chính sách riêng của nước này cũng như sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời với sự bao vây, cấm vận của Mỹ đã làm cho Triều Tiên từ tụt hậu đến lâm vào nạn đói vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, dù nước này từng được coi là có thời kỳ phát triển hơn cả Hàn Quốc. Ảnh: Reuben Teo
Do những chính sách riêng của nước này cũng như sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời với sự bao vây, cấm vận của Mỹ đã làm cho Triều Tiên từ tụt hậu đến lâm vào nạn đói vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, dù nước này từng được coi là có thời kỳ phát triển hơn cả Hàn Quốc. Ảnh: Reuben Teo

 

Dù có bị cấm vận nhưng Triều Tiên vẫn có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trong đó có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Reuben Teo
Dù có bị cấm vận nhưng Triều Tiên vẫn có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trong đó có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: Reuben Teo

 

Theo Niên giám các nước trên thế giới của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), kinh tế của Triều Tiên là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới, đồng thời đối mặt với những vấn đề nan giải về kinh tế. Ảnh: Reuben Teo
Theo Niên giám các nước trên thế giới của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), kinh tế của Triều Tiên là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới, đồng thời đối mặt với những vấn đề nan giải về kinh tế. Ảnh: Reuben Teo

 

Với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Triều Tiên đã cải thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng phục vụ cho hoạt động khai mỏ. Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên cũng có cơ sở hạ tầng khá tốt. Ảnh: Reuben Teo
Với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Triều Tiên đã cải thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng phục vụ cho hoạt động khai mỏ. Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên cũng có cơ sở hạ tầng khá tốt. Ảnh: Reuben Teo

 

Lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc từng làm giảm lượng ngoại tệ mà Triều Tiên nhận được, nhưng những cải cách thị trường diễn ra từ năm 2002 và việc dự trữ những khoản tiền dôi ra, cứu trợ lương thực và nhiên liệu đã giúp nước này có được chỗ dựa để có thể tiếp tục sống tốt. Hiện nay, Triều Tiên có ít nhất khoảng 2.000 tấn vàng dự trữ, trị giá khoảng 8 tỷ USD. Ảnh: Reuben Teo
Lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc từng làm giảm lượng ngoại tệ mà Triều Tiên nhận được, nhưng những cải cách thị trường diễn ra từ năm 2002 và việc dự trữ những khoản tiền dôi ra, cứu trợ lương thực và nhiên liệu đã giúp nước này có được chỗ dựa để có thể tiếp tục sống tốt. Hiện nay, Triều Tiên có ít nhất khoảng 2.000 tấn vàng dự trữ, trị giá khoảng 8 tỷ USD. Ảnh: Reuben Teo

 

Kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, tốc độ phát triển kinh tế của Triều Tiên đang diễn ra nhanh hơn trước đây với nền kinh tế thị trường được đẩy mạnh và nhanh, ngay cả trước sức ép của các lệnh trừng phạt quốc tế. Ảnh: Reuben Teo
Kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un lên nắm quyền vào năm 2011, tốc độ phát triển kinh tế của Triều Tiên đang diễn ra nhanh hơn trước đây với nền kinh tế thị trường được đẩy mạnh và nhanh, ngay cả trước sức ép của các lệnh trừng phạt quốc tế. Ảnh: Reuben Teo

 

Tờ New York Times trích các số liệu ước tính cho thấy dưới thời lãnh đạo Kim Jong-un, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 1-5% mỗi năm. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ước tính GDP Triều Tiên tăng 3,9%, cao nhất kể từ đầu những năm 2000. Còn theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea), GDP bình quân nước này ước tính đạt 1,46 triệu won (1.340 USD) vào 2016, tăng nhẹ so với một năm trước đó. Ảnh: Reuben Teo
Tờ New York Times trích các số liệu ước tính cho thấy dưới thời lãnh đạo Kim Jong-un, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 1-5% mỗi năm. Năm 2016, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ước tính GDP Triều Tiên tăng 3,9%, cao nhất kể từ đầu những năm 2000. Còn theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea), GDP bình quân nước này ước tính đạt 1,46 triệu won (1.340 USD) vào 2016, tăng nhẹ so với một năm trước đó. Ảnh: Reuben Teo

 

Thương mại, phân phối, du lịch và các ngành công nghiệp dịch vụ hiện đang là đầu tàu cho sự phát triển của nền kinh tế của Triều Tiên. Chính phủ nước này đã và đang triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên, đồng thời nới lỏng sự quản lý của nhà nước đối với các ngành kinh doanh và công nghiệp. Ảnh: Reuben Teo
Thương mại, phân phối, du lịch và các ngành công nghiệp dịch vụ hiện đang là đầu tàu cho sự phát triển của nền kinh tế của Triều Tiên. Chính phủ nước này đã và đang triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên, đồng thời nới lỏng sự quản lý của nhà nước đối với các ngành kinh doanh và công nghiệp. Ảnh: Reuben Teo

 

Hiện nay, các doanh nghiệp Triều Tiên được tự chủ trong việc đưa ra kế hoạch phát triển và thực hiện các kế hoạch đó theo năng lực, đưa ra giá cả đối với một số sản phẩm của mình. Ngoài ra, đất nước này cũng đang triển khai việc hợp thức hóa các quỹ huy động từ các nhà đầu tư tư nhân vào các công ty. Ảnh: Reuben Teo
Hiện nay, các doanh nghiệp Triều Tiên được tự chủ trong việc đưa ra kế hoạch phát triển và thực hiện các kế hoạch đó theo năng lực, đưa ra giá cả đối với một số sản phẩm của mình. Ngoài ra, đất nước này cũng đang triển khai việc hợp thức hóa các quỹ huy động từ các nhà đầu tư tư nhân vào các công ty. Ảnh: Reuben Teo