Người dùng lãnh đủ vì “cá mập” công nghệ

Theo Zing News

Mỗi năm, các hãng công nghệ lớn chi tới hàng chục triệu USD cho vận động hành lang (lobby) nhằm chèo lái chính sách có lợi cho họ.

Hàng loạt lãnh đạo các hãng công nghệ lớn như Amazon, Alphabet, Facebook, Apple... được triệu tới cuộc họp của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hàng loạt lãnh đạo các hãng công nghệ lớn như Amazon, Alphabet, Facebook, Apple... được triệu tới cuộc họp của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các khoản chi này ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, tất cả chỉ để phục vụ lợi ích cho các ông chủ lớn, còn người dùng chưa chắc đã được hưởng lợi.
Tiền bôi trơn
Trong số các đại gia công nghệ, Alphabet (công ty mẹ của Google) chi mạnh tay nhất. Số tiền chi cho vận động hành lang của Alphabet năm 2017 là trên 18 triệu USD, trong khi Apple và Amazon chi tổng cộng khoảng 13 triệu USD.
Facebook chi 11 triệu USD, tuy thấp hơn các công ty trên nhưng mức chi tăng theo cấp số nhân. Số liệu của This Time It’s Different cho thấy chi phí vận động hành lang của Facebook đã tăng 5.500 % kể từ năm 2009.
Khoản chi của Alphabet cũng vượt trội nhiều hãng lớn khác. Chẳng hạn năm 2017, nhà mạng AT&T (Mỹ) chi 17 triệu USD cho vận động hành lang, Comcast chi hơn 15 triệu USD, Boeing chi hơn 16 triệu USD và Lockheed Martin chi 14 triệu USD.
Thời đại công nghệ và Internet phát triển như vũ bão, chính sách không theo kịp nên mới có tình trạng công nghệ có trước, luật có sau.
Các công ty trong ngành công nghệ luôn muốn tạo ảnh hưởng có lợi cho công việc làm ăn của họ. Và dưới đây là một số lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng của lobby công nghệ.
Trung lập Internet
Khái niệm Trung lập Internet (Net neutrality) quy định tất cả các hoạt động trên Internet phải được đối xử công bằng. Vì thế, không nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nào được phép hạn chế trang web người dùng truy cập hoặc ưu tiên trang web này hơn trang web khác.
Vậy những ai không thích trung lập Internet? Đó là những công ty kiểm soát hạ tầng mạng. Họ muốn vậy để dễ bề tối ưu cách thức cung cấp nội dung.
Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Chẳng hạn nhà mạng Verizon (Mỹ) muốn thu thập dữ liệu người dùng để tạo nền tảng quảng cáo cạnh tranh với các công ty như Facebook và Google.
Nguoi dung lanh du vi 'ca map' cong nghe hinh anh 2
Facebook ủng hộ Net trung lập nhưng chính họ lại vi phạm các quy tắc gây ảnh hưởng tới người dùng.
Trong khi Facebook và Google lại muốn trung lập Internet, không phải vì người dùng mà cho chính bản thân họ. Mô hình kinh doanh của hai hãng này có thể lung lay nếu nội dung trên mạng không được đối xử một cách công bằng.
Dưới thời chính quyền Obama, vốn có quan hệ mật thiết với Google, Facebook và Twitter, luôn ủng hộ quan điểm Net trung lập. Nhưng dưới thời Donald Trump, chính quyền lại để ngành công nghiệp tự quyết định.
Các công ty như Comcast đang vận động hành lang chính phủ liên bang ngăn không cho các bang tự ra luật Trung lập Internet.
Phủ sóng Internet
Miễn phí chưa chắc đã tốt. Đó là trường hợp của Facebook tại Ấn Độ. Hãng này muốn cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí tại Ấn Độ, nhưng lại gài trong đó nhiều thỏa thuận khó chịu.
Chẳng hạn, nếu chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet miễn phí của Facebook, người dùng chỉ được vào các trang web do Facebook định sẵn. Tất nhiên, trong số này không gồm các trang web đối thủ.
Đề xuất của Facebook đã bị chính phủ Ấn Độ gạt bỏ mặc dù nó được lobby dưới danh nghĩa miễn phí.
Mã hóa dữ liệu
Chi phí vận động hành lang của Apple năm 2017 là 7 triệu USD, chủ yếu liên quan tới mã hóa dữ liệu.
Apple từng dính vào tranh chấp pháp lý với FBI sau vụ khủng bố tại San Bernardino năm 2016. FBI muốn được cung cấp cơ chế mở khóa chiếc iPhone của khủng bố nhưng Apple một mực phản đối.
Nguoi dung lanh du vi 'ca map' cong nghe hinh anh 3
Tim Cook một mực bảo vệ mã hóa dữ liệu vì không muốn bị dắt mũi bởi "cá mập" khác.
Đây là lĩnh vực thường gây xung đột. Trong khi các công ty muốn tăng cường bảo mật cho khách hàng để nâng cao vị thế sản phẩm, thì cơ quan luật pháp lại muốn qua mặt cơ chế bảo mật để theo dõi hoặc thu thập chứng cứ điều tra.
Tất nhiên, không phải công ty nào cũng cứng đầu như Apple. Một số tỏ ra quy phục chính phủ khi được yêu cầu. Chẳng hạn trong vụ việc trên, một công ty của Israel đã cung cấp công cụ mở khóa iPhone cho FBI.
Xe tự lái
Hiện hành lang pháp lý cho xe tự lái chưa hoàn thiện. Vì lẽ đó, các nhà sản xuất trong lĩnh vực này đang tích cực lobby chính phủ để được tạo điều kiện thuận lợi.
Các công ty công nghệ và sản xuất xe hơi đã lập ra nhóm vận động hành lang Liên minh Hiệp hội Xe tự lái cho Đường phố An toàn hơn (SDCSS), chuyên lobby chính phủ để có được các chuẩn thân thiện hơn với thành viên thuộc liên minh này.
Chẳng hạn sau khi Google đổ nhiều tiền cho lobby, Nevada đã trở thành bang đầu tiên tại Mỹ cấp phép cho xe tự lái.