Các ngân hàng Mỹ đối mặt rủi ro

Theo thoibaonganhang.vn

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Havard đã chỉ ra rằng, trong hệ thống ngân hàng của Mỹ, kể cả các ngân hàng lớn vẫn chưa đạt được trạng thái an toàn hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngân hàng của Mỹ, kể cả các ngân hàng lớn vẫn chưa đạt được trạng thái an toàn hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngân hàng của Mỹ, kể cả các ngân hàng lớn vẫn chưa đạt được trạng thái an toàn hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mặc dù viễn cảnh đổ vỡ chỉ còn là cái bóng quá khứ, song việc tăng cường các biện pháp điều tiết hoạt động ngân hàng sau khủng hoảng cũng gây áp lực nhất định cho hệ thống.

Các hoạt động điều tiết, và việc phát triển các quy định điều tiết hoạt động ngân hàng trong tương lai đang có ảnh hưởng trực tiếp đến việc suy giảm giá trị nội tại của các ngân hàng có sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính, hoặc thực hiện nhiều hoạt động có tính rủi ro cao.

Các quy định điều tiết thể hiện qua Đạo luật Dodd-Frank - luật Cải cách tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank Wall Street and Consumer Protection Act) và các biện pháp khác đã làm cho các ngân hàng chịu nhiều sức ép.

Đạo luật Dodd-Frank ra đời được coi là bước cải cách thị trường tài chính sâu rộng nhất được triển khai kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930.

Đạo luật đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại Mỹ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ tài chính…

Tác động tích cực kỳ vọng lớn nhất của đạo luật là sẽ chấm dứt những vụ việc đã khiến hệ thống tài chính lâm vào tình trạng khủng hoảng năm 2008, làm rối loạn nền kinh tế Mỹ và gây thiệt hại cho người dân đóng thuế.

Tuy nhiên các nguyên tắc, hướng quy định khắc nghiệt hơn của đạo luật có thể buộc các tổ chức tài chính phải dành nhiều nguồn lực hơn để tuân thủ và do đó, thị trường tài chính sẽ khó có thể phát triển nhanh, mạnh như trước đây và có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận trung bình ngành Ngân hàng.

Theo nghiên cứu của Larry Summer và Natasha Sarin tại hội thảo được tổ chức nhân sự kiện 8 năm sau khi Lehman Brothers sụp đổ cũng lưu ý rằng, chính các quy định ngày càng cao và các phép thử sức căng hà khắc là nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng có thể bị giảm khả năng tăng vốn cổ phần trong khoảng thời gian khó khăn.

Thêm vào đó, hoạt động của khu vực ngân hàng từ năm 2011 đến nay nhìn chung không hiệu quả, thực tế đó cũng được phản ánh phần nào qua thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn này, chỉ số KBW Nasdaq Bank chỉ tăng khoảng 50%, nhưng chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 95%.