Cảnh giác với chiêu trò của tài xế Uber?

Theo enternews.vn

Một số lái xe của Uber đang chuyển sang các chiến thuật "mưu mẹo" sau khi công ty chia sẻ xe này tăng phí dịch vụ, gây nhiều bất lợi và thiệt thòi cho hành khách sử dụng.

Hiện hữu trong cộng đồng tài xế Uber là một số bộ phận tài xế sử dụng nhiều chiêu trò để gian lận. Nguồn: Internet
Hiện hữu trong cộng đồng tài xế Uber là một số bộ phận tài xế sử dụng nhiều chiêu trò để gian lận. Nguồn: Internet

Các tài xế của Uber tại Mỹ đã nói với The New Daily rằng việc hủy bỏ phút cuối, các khoản phí “không xuất hiện” không công bằng và tăng giá có tổ chức là một trong số các hành vi lừa dối mà một số lái xe đã  sử dụng nhằm phản ứng lại việc cắt giảm lương.

Kể từ khi ra mắt tại Úc vào năm 2012, Uber yêu cầu thu 20% giá cước như một khoản phí dịch vụ, nhưng gần đây công ty đã bắt đầu thu tới 27,5% giá cước của mỗi tài xế.

Lái xe Uber tại Melbourne Lisa Tanner cho biết 25% giá cước của mỗi chuyến đi khi cô chở một hành khách bây giờ được bỏ túi bởi Uber. Các ứng dụng chia sẻ xe tương tự, như Shebah, có mức phí dịch vụ thấp ở mức 16%.

Tanner nói điều này đang khiến một số lái xe của Uber tìm kiếm các phương tiện khác để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

"Rất nhiều người trong số họ đang làm những thứ mưu mẹo gần đây”, cô nói, nhớ lại những cuộc trò chuyện với hành khách.

"Một số lái xe nhấn nút 'bắt đầu' trước khi hành khách đến và sau đó lái xe, có thể nếu điểm đến quá gần. Những người khác đang phối hợp với một nhóm các lái xe để tất cả các cùng đến một khu vực và khiến giá vé tăng”.

"Nếu bạn bị tính 10 USD phí đến muộn, nhưng người lái xe không đợi ít nhất 5 phút, hãy liên lạc với Uber ngay lập tức để họ biết. 9 trên 10 lần bạn sẽ lấy lại được tiền”.

Các tài xế Uber không biết đích đến khi họ chấp nhận một chuyến đi, và chỉ biết khi hành khách lên xe và người lái xe nhấn 'bắt đầu' trên ứng dụng.

Một lái xe Uber khác, Mick Owar, đã chứng kiến tỷ lệ phần trăm giá cước của mình bị Uber thu tăng từ 20% lên 22%, sự thay đổi đầu tiên đối với thu nhập của anh kể từ khi ký hợp đồng với dịch vụ cách đây hai năm.

Anh xác nhận rằng nhiều lỗ hổng đang bị khai thác bởi một số tài xế của Uber, sau khi nghe nhiều câu chuyện từ hành khách. Mick cho biết "bất kể ngành công nghiệp nào luôn có một loạt những con sâu làm rầu nồi canh”.

Một phát ngôn viên của Uber nói rằng việc tăng phí dịch vụ đến sau những thay đổi gần đây về luật thuế. "Phí dịch vụ đã được thay đổi vào đầu năm 2016 từ 20% lên 25% cho tất cả các lái xe mới. Bất kỳ lái xe nào đã đăng ký khi khoản phí dịch vụ cũ là 20% sẽ vẫn trả mức hiện tại”, phát ngôn viên cho biết.

"Chính sách ngừng hoạt động lái xe của Uber nghiêm cấm hành vi gian lận và chúng tôi giám sát chặt chẽ hệ thống của chúng tôi để phát hiện các lái xe có thể hành động gian lận hoặc cố gắng chơi chiêu trò với các hệ thống của chúng tôi", phát ngôn viên nói thêm.

Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp phản ánh việc tài xé Uber cố tình “mua đường” để nhằm tăng cước phí. Trên fanpage chính thức của Uber, rất dễ nhận thấy những dòng phán ánh tiêu cực về chất lượng của các tài xế Uber.

Một người dùng Việt báo cáo tình huống trên xảy ra khi anh gọi xe Uber và tài xế đi một đoạn đường vòng rất xa, khiến chi phí lên tới gần 132.000 đồng. Chi phí này cao hơn gấp bốn lần so với giá khoảng 30.000 đồng khi anh đi taxi thông thường.

Thực tế đây không phải là trường hợp đầu tiên các tài xế Uber cố tình hoặc vô tình đi quãng đường dài hơn cần thiết và người dùng vẫn phải trả phí cao hơn so với bình thường. Hiện tại, Uber tại Việt Nam chưa có số hotline để người sử dụng gọi đến để phản ánh chất lượng. 

Mặc dù những trường hợp tài xế có những chiêu trò không phải là phổ biến và không đại diện cho đa số tài xế Uber rất chuyên nghiệp, tận tâm. Do đó, Uber cần thắt chặt và xử lý nghiêm ngặt những trường hợp gian lận, tiêu cực thì những phản ánh công tâm của khách hàng cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế thấp nhất những chiêu trò gian lận của một bộ phận "con sâu làm rầu nồi canh".